CFS là phí gì? Vai trò của phí CFS trong xuất – nhập khẩu
Phí CFS là một loại phí được sử dụng và nhắc đến chủ yếu trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu hàng hóa. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ về phí CFS là gì. Xem ngay bài viết này để tìm hiểu thêm về phí CFS là phí gì bạn nhé!
CFS là phí gì?
CFS là từ viết tắt của cụm từ Content Freight Station. Trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, CFS sẽ được hiểu theo 3 cách khác nhau tương ứng với các lớp nghĩa về giấy chứng nhận, địa điểm và chi phí. Cụ thể:
Khái niệm theo giấy chứng nhận: CFS là một loại văn bản để chứng nhận hàng hóa, được lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Đây là loại giấy đã được cấp phép với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nước đó.
Khái niệm theo địa điểm: CFS là một loại kho chuyên dùng để chứa các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông thường, hàng hóa sẽ chia thành 2 loại là hàng LCL và hàng FCL.
Khái niệm theo chi phí: CFS là loại một loại phí mà doanh nghiệp/công ty cần phải bỏ ra để thực hiện vận chuyển hàng hóa qua cảng và kho CFS. Loại phí này thường dùng để chi trả cho một số nghiệp vụ như nâng, hạ, vận tải và di chuyển hàng hóa từ xe ra cảng và xếp hàng lên container.
CFS là phí gì?
Vai trò của phí CFS trong xuất – nhập khẩu hàng hóa
Phí CFS trong xuất – nhập khẩu hàng hóa có vai trò như nào? Mời các bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết sau:
Phí CFS là nguồn thu ngân sách của Nhà nước
Bên cạnh các khoản thuế thu được, khoản thu phí CFS tại hải quan cũng là một trong những nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, loại phí này cũng được Nhà nước sử dụng để chi trả cho các hoạt động như hoạt động sửa chữa, bảo trì các cảng biển tại hải quan.
Phí CFS đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật
Trong nhiều trường hợp, chủ hàng cần phải lưu ý về những quy định của pháp luật liên quan đến những hoạt động nhập khẩu đối với các loại hàng LCL. Ví dụ một số mặt hàng mà phải thực hiện thu phí CFS để đảm bảo quy định của pháp luật như:
>> Xem thêm ngay: E Logistics là gì? Những lợi ích của E Logistics
Vai trò của phí CFS
Một số lưu ý về phí CFS mà bạn cần biết
Khi làm việc trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu hàng hóa, bạn cần phải lưu ý một số điều về loại phí CFS này. Cụ thể:
Các loại mặt hàng cần thu phí CFS: bao gồm hàng nhập khẩu, hàng lẻ chưa hoàn thành các thủ tục với hải quan và hàng xuất khẩu cần phải kiểm tra.
Mức phí CFS: dao động khoảng từ 15 - 18 USD (tương đương với khoảng 360.000 - 432.000 VNĐ) và có thể cao hoặc thấp hơn tùy từng thời điểm cũng như từng đơn vị vận chuyển hàng hóa quy định.
Quy trình thu phí CFS: được thu trực tiếp từ forwarder bởi các nhân viên hải quan tại cảng. Sau đó, forwarder sẽ có trách nhiệm thu lại từ doanh nghiệp/công ty đã gửi mặt hàng xuất - nhập khẩu theo đúng mức phí CFS đã được quy định.
Phí CFS chỉ áp dụng đối với các mặt hàng LCL do đây là loại hàng cần ghép chung container với các chủ hàng khác tại cảng. Còn đối với loại hàng FCL, công ty/doanh nghiệp chỉ cần thuê và sử dụng container để vận chuyển, tách, ghép hàng hóa ngay tại kho hoặc tại nhà máy sản xuất.
Cách phân biệt phí CFS và phí THC
Phí CFS và phí THC đều được hiểu là loại phí bốc, xếp hàng hóa. Chính vì vậy, điều này đã gây không ít hiểu nhầm cho các công ty/doanh nghiệp hay cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu hàng hóa.
Để phân biệt được 2 loại phí này, chủ hàng cần lưu ý một số điều sau:
Phí CFS là loại phí mà các forwarder sẽ thu của doanh nghiệp khi hàng hóa đang ở trong kho và chờ tháo dỡ, đóng gói hoặc xếp lên xe container. Bên cạnh đó, loại phí này sẽ được tính dựa theo đơn vị mét khối CBM.
Phí THC là loại phí mà các forwarder thu của doanh nghiệp khi chuẩn bị bốc, xếp hàng hóa lên hoặc xuống hãng tàu. Ngoài ra, phí THC sẽ được thu dựa trên đơn vị container.
Có thể bạn quan tâm:
Inbound Logistics là gì? Inbound Logistics quan trọng như thế nào?
SOP là gì? Lợi ích khi sử dụng quy chuẩn SOP trong logistics
Như vậy, Lê Phương Logistics đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin về CFS là phí gì và vai trò của CFS trong xuất - nhập khẩu. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn! Nếu bạn muốn biết thêm thông về các thuật ngữ Logistics thì hãy Click ngay TẠI ĐÂY.