Các thuật ngữ trong logistics thông dụng nhất mà bạn nên biết
Khi mới bước chân vào ngành logistics, chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi hàng loạt các thuật ngữ trong logistics. Cùng Lê Phương Logistics tìm hiểu ngay 16 thuật ngữ logistics được sử dụng thường xuyên nhất qua bài viết này nhé!
Các thuật ngữ trong logistics thông dụng trong ngành
Nếu bạn đang làm trong ngành Logistics hoặc đang tìm hiểu về lĩnh vực này thì bạn cần phải lưu ý mộ số các thuật ngữ trong ngành logistics sau.
ABC - Activity based costing
ABC hay còn gọi là activity based costing, là việc quản lý chi phí dựa trên cơ sở hoạt động và là phương pháp để đo lường toàn bộ chi phí hoạt động. So với những phương pháp truyền thống, phương pháp ABC có thể phân tích được rõ ràng hiệu quả của từng hoạt động dựa trên những nguồn lực mà nó đã dùng.
All-in rate
Thuật ngữ logistics All-in rate được hiểu là tổng số tiền gồm các loại như phụ phí, cước thuê tàu,... và các loại phụ phí bất thường khác mà người mua phải trả cho người bán.
AFR - Advance Filing Rules
Theo quy định, tất cả các loại hàng hóa nhập vào nhật bản từ năm 2014 bắt buộc phải khai phí hải quan theo đúng chuẩn AFR. AFR, hay còn biết đến với cái tên Advance Filing Rules, là chuẩn mực được đưa ra với mục đích quản lý an toàn hàng hóa khi nhập vào Nhật Bản. Nếu khai báo chậm, bạn sẽ phải chịu một mức phạt là 5000 USD (tương đương với 120.000.000 VNĐ), thậm chí, có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thuật ngữ AMS - Automatic Manifest System
Thuật ngữ logistics AMS là từ viết tắt của Automatic Manifest System, là một hệ thống để khai báo kiểm soát hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập khẩu đã được thiết lập từ sau sự kiện 09/11 bởi cơ quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ.
Mức thu phí AMS thường dao động từ 25 - 35 USD/BL, tùy theo từng hãng tàu và không nhân theo bội số container.
BL - Bill of Lading
Thuật ngữ logistics BL viết tắt của từ Bill of Lading, là chứng từ quan trọng nhất được người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng với mục đích xác nhận việc vận chuyển hàng hóa theo hàng hải và cam kết giao hàng theo đúng thông tin trong hợp đồng. Bill of Lading chỉ phát sinh ngay khi có hợp đồng dịch vụ và được yêu cầu booking confirmed.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt DEM và DET và những lưu ý về DEM và DET
BO - Booking Confirmation
Cũng giống như hàng không, thuật ngữ logistics BO (Booking Confirmation) là một bản xác nhận đã đặt chỗ gồm các thông tin như ngày, giờ, mức giá, phương thức vận chuyển,... Bộ phận tiếp nhận và quản lý thông tin đặt vận chuyển này sẽ là bộ phận kinh doanh tại các công ty.
Cargo
Thuật ngữ logistics Cargo hay còn biết đến với nhiều cái tên như hàng hóa, đơn hàng, lô hàng,... là các loại hàng được vận chuyển từ 2 địa điểm khác nhau thông qua đường biển, đường bộ hay đường hàng không. Việc vận chuyển này thường được các đơn vị/công ty đặt hàng Trung - Việt tiến hành thực hiện.
CBM hoặc M3 (Cubic Meter)
Thuật ngữ logistics CBM là phương thức dùng để đo kích thước và khối lượng hàng hóa, giúp nhà vận chuyển có thể từ đó tính được chi phí vận chuyển. Theo đó, nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng tính được đơn giá vận chuyển theo công thức:
Thuật ngữ CAM – Cargo Declaration Amendment Fee
Thuật ngữ logistics CAM là loại phí được nộp cùng lúc khi nộp lại thông tin mà Hải quan yêu cầu khai báo. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu về việc thay đổi thông tin khi người vận chuyển đã nộp hồ sơ, chứng từ cho cơ quan Hải quan thì mới cần nộp loại chi phí này.
🔥 Logistics là gì và Nhân viên Logistics là làm gì? 🔥
COD – Change of Destination
Thuật ngữ logistics COD được viết tắt của từ Change of Destination, là một loại phụ phí được thu khi thay đổi nơi đến. Loại phí này sẽ phát sinh khi người mua có yêu cầu thay đổi cảng đích.
Thuật ngữ LCL và FCL
Thuật ngữ logistics LCL là dịch vụ chuyên gửi hàng lẻ. Trong đó, đơn vị vận chuyển sẽ kết hợp với nhiều lô hàng lẻ khác nhau, sau đó phân loại, sắp xếp chúng vào chung một container và vận chuyển nó từ cảng xếp đến cảng đích. Với cách làm này, người gửi hàng sẽ chỉ cần giao hàng cho một đơn vị vận chuyển bất kỳ tại trạm đóng container và gửi chứng từ liên quan rồi nhận vận đơn.
Ngược lại với LCL, FCL là thuật ngữ dùng để chỉ dịch vụ gửi hàng theo nguyên một container. Theo đó, người gửi hàng sẽ có thể độc quyền dùng một hoặc nhiều container của hãng vận tải.
ETA - Estimates Arriva
Thuật ngữ logistics ETA được hiểu là ngày dự kiến lô hàng sẽ đến cảng đích. Tuy nhiên, đích đến này sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện giao hàng và được dùng để phản ánh tên của cảng.
ETD - Estimated Department
Ngược lại với ETA, ETD là ngày dự kiến tàu rời cảng và sẽ được căn cứ dựa trên những thông tin hành trình của phương tiện vận chuyển đó. ETD sẽ được người vận chuyển cung cấp dựa trên các yếu tố như thời tiết, hành trình trước đó, tốc độ của phương tiện,...
INCOTERMS
Thuật ngữ logistics Incoterms hay còn được biết đến với cái tên International Commerce Terms, là tập hợp của những quy tắc thương mại quốc tế nhằm quy định về trách nhiệm của các bên có mặt trong hợp đồng ngoại thương.
Thuật ngữ Packing list
Packing list là loại phiếu đóng gói hàng hóa bao gồm một số thông tin như số lượng hàng, trọng lượng, số kiện, thời gian dự kiến để dỡ hàng,... Packing list có 3 loại khác nhau:
Bản kê đóng gói chi tiết.
Bản kế đóng gói trung lập.
Bản kê đóng gói và trọng lượng.
Thuật ngữ Quota
Quota là thuật ngữ dùng để chỉ hạn ngạch thương mại. Có thể hiểu, Quota là số lượng tối đa mà một mặt hàng có thể xuất - nhập khẩu trong một thời gian nhất định bằng hình thức cấp giấy phép.
Theo đó, mỗi quốc gia sẽ quy định và áp dụng một Quota khác nhau. Đối với Quota xuất khẩu, nhà nước sẽ hạn chế nhằm duy trì tính ổn định của nền kinh tế trong nước.
Trên đây là các thuật ngữ trong logistics được sử dụng thường xuyên nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về thuật ngữ logistics.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Nhập khẩu chính ngạch là gì? Ưu và nhược điểm cửa nhập khẩu chính ngạch
Xuất khẩu tiểu ngạch là gì? Ưu và nhược điểm