Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất - nhập khẩu

Nhu cầu giao dịch, mua sắm quốc tế của người dùng ngày một lớn. Chính vì vậy, đã có nhiều phương thức thanh toán quốc tế ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Xem ngay bài viết này để biết các phương thức thanh toán quốc tế an toàn, phổ biến nhất hiện nay nhé!

Các phương thức thanh toán quốc tế

Có rất nhiều cách để thanh toán quốc tế. Một số phương thức thanh toán quốc tế có thể kể đến như:

  • Thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng: Đây là phương thức thanh toán phổ biến, được nhiều người dùng lựa chọn khi thực hiện các giao dịch quốc tế.

  • Chuyển khoản ngân hàng: Phương thức thanh toán quốc tế này sẽ cho phép người dùng chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản ngân hàng với nhau.

  • Thanh toán qua Paypal: Đây là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến, cho phép bạn thanh toán trực tuyến cho người bán hoặc có thể nhận tiền từ người khác.

  • Thanh toán qua ví điện tử: Một số loại ví điện tử được người dùng sử dụng phổ biến trong các giao dịch quốc tế như Alipay, WeChat Pay,...

cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất trong xuất - nhập khẩu

Một số phương thức thanh toán quốc tế an toàn, phổ biến nhất trong xuất - nhập khẩu có thể kể đến như:

Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền - Remittance

Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền là hình thức thanh toán yêu cầu người mua chuyển tiền sang cho người bán thông qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Bạn có thể thực hiện phương thức thanh toán quốc tế này bằng 2 cách:

  • Chuyển tiền qua thư (M/T - Mail Transfer): Với cách làm này, lệnh thanh toán sẽ được ngân hàng của người mua chuyển qua thư cho ngân hàng đại lý trả tiền cho nhà cung cấp. Phương thức này khá truyền thống nên tốc độ xử lý sẽ chậm hơn các cách làm khác. Tuy nhiên, ưu điểm của phương thức này đó là chi phí khá thấp.

  • Chuyển tiền bằng điện báo (T/T - Telegraphic Transfer): Nhờ việc sử dụng hệ thống thông tin ngân hàng, lệnh thanh toán của người mua sẽ được chuyển bằng điện hoặc mạng swift. Thời gian chuyển tiền bằng phương thức này rất nhanh và được áp dụng phổ biến, tuy nhiên, chi phí khá cao.

>> Có thể bạn quan tâm: RMB là gì? Các loại mệnh giá tiền RMB Trung Quốc

Phương thức giao chứng từ trả tiền - CAD (Cash Against Documents)

CAD là phương thức thanh toán mà người mua chỉ thanh toán tiền hàng nếu đã nhận được toàn bộ các chứng từ, tài liệu hợp lệ từ người bán.

Với phương thức này, chủ hàng cần mở tài khoản tín thác (hay còn gọi là Trust Account) để thanh toán cho nhà cung cấp. Đồng thời, nhà cung cấp cũng có trách nhiệm gửi các tài liệu, chứng từ như hóa đơn, vận đơn và các tài liệu liên quan khác đến nơi mà người mua mở tài khoản tín thác.

CAD là phương thức thanh toán phổ biến và có thể sử dụng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý để chuẩn bị đủ nguồn tài chính thanh toán khi nhận được các chứng từ vì nếu không thanh toán đúng hạn, có thể bạn sẽ bị phạt hoặc mất khả năng thanh toán bằng phương thức thanh toán quốc tế này trong các lần giao dịch sau.

Phương thức nhờ thu - Collection of Payment

Phương thức nhờ thu sẽ được thực hiện thông qua các ngân hàng trung gian. Bạn có thể nhờ thu bằng 2 hình thức:

  • Nhờ thu trơn - Clean collection: Với cách làm này, ngân hàng sẽ thu hộ tiền cho người bán từ người mua mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào.

  • Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Nhà cung cấp sẽ gửi các tài liệu liên quan đến việc giao dịch cho ngân hàng trung gian, sau đó, ngân hàng trung gian sẽ có nhiệm vụ chuyển những tài liệu đó đến người mua và yêu cầu người mua thanh toán đủ số tiền mà người bán đã đề ra. Người mua chỉ có thể nhận được những chứng từ, tài liệu liên quan khi đã hoàn tất quá trình thanh toán.

cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te1

Phương thức tín dụng chứng từ - L/C (Letter of Credit)

Phương thức tín dụng chứng từ có lẽ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với phương thức này, ngân hàng của người mua sẽ phát một loại thư tín dụng cho người bán và cam kết sẽ thanh toán nếu người bán đáp ứng được tất cả các điều kiện có trong thư tín dụng.

Sau khi người bán giao hàng, họ chỉ cần tập hợp và cung cấp các tài liệu chứng từ hợp lệ như vận đơn, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói,... cho ngân hàng phát hành L/C. Nếu các chứng từ này hợp lệ, ngân hàng L/C sẽ thanh toán cho người bán và chuyển toàn bộ chứng từ cho người mua để họ có thể nhận hàng tại cảng dỡ hàng.

L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến trong các cuộc giao dịch lớn hoặc khi người mua và người bán chưa có mối quan hệ kinh doanh lâu dài hay chưa có sự tin tưởng nhau.

Tuy nhiên, chi phí khi sử dụng phương thức này để thanh toán khá cao do sự phát sinh của các khoản phí phát hành L/C, kiểm tra tài liệu chứng từ và các loại phí khác. Hơn nữa, bạn có thể gặp phải tình trạng hủy bỏ L/C do người bán chậm trễ việc cung cấp tài liệu, chứng từ hoặc tài liệu, chứng từ đó không hợp lệ với điều kiện của L/C.

>> Xem thêm ngay: LC là gì? Phân loại thư tín dụng chứng từ LC

cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te2

Phương thức ghi sổ - Open account

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế mà người bán phải mở một tài khoản ngân hàng ghi nợ để người mua trả tiền có thể trả tiền vào một thời điểm nào đó trong thời gian gần nhất. Phương thức này còn có tên gọi khác là phương thức thanh toán trả sau - Deferred payment.

Phương thức thanh toán quốc tế này thường được sử dụng nhiều trong các cuộc giao dịch xuất nhập khẩu, phù hợp với những cuộc giao dịch lớn và thường xuyên. Tuy nhiên, với phương thức này, người bán sẽ có thể chịu một số rủi ro nhất định như người mua không thanh toán hoặc trả chậm.

cac-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te3

Phương thức thư ủy thác mua hàng - ATP (Authority to Purchase)

Ủy thác mua hàng là phương thức thanh toán quốc tế mà người mua sẽ ủy thác cho bên thứ 3 để mua hàng hộ hoặc thanh toán hộ đơn hàng theo chỉ định của mình.

Theo đó, người mua sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về sản phẩm cần mua như giá cả, số lượng cũng như các điều kiện thanh toán, giao hàng,... cho bên thứ 3. Sau đó, bên thứ 3 sẽ tiến hành đặt hàng và thanh toán theo yêu cầu và thông báo cho người mua về chi tiết cuộc giao dịch cũng như số tiền cần thanh toán.

Phương thức thư ủy thác mua hàng thường sẽ được sử dụng trong các cuộc giao dịch nhỏ hoặc với những đơn hàng có giá trị thấp. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, người mua có thể sẽ phải chịu những rủi ro về chất lượng sản phẩm như hàng về không đúng, hàng không đúng yêu cầu,...

So sánh các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toánTrường hợp áp dụngƯu điểmNhược điểm
Phương thức thanh toán bằng chuyển tiềnNhững giao dịch có giá trị nhỏ

Cách áp dụng đơn giản

Tốc độ thanh toán nhanh chóng

Tiết kiệm được chi phí thanh toán hơn phương thức L/C

Bên bán không sợ gặp phải những rủi ro, thiệt hại khi bên mua trả chậm

Người mua có thể kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Quyền lợi của người bán sẽ không được đảm bảo vì có thể gặp phải tình trạng không được thanh toán.

Có thể sai sót thông tin trong quá trình chuyển tiền

Tỷ giá thay đổi theo ngày nên có thể người mua sẽ gặp phải lúc có tỷ giá cao

Khi thanh toán quốc tế, người mua sẽ gặp vấn đề về hạn mức về chuyển tiền

Phương thức giao chứng từ trả tiềnGiao dịch có giá trị nhỏ

Người mua có thời gian để bán hàng và sử dụng phần tiền đó để thanh toán.

Chi phí giao dịch thấp

Người bán có thể gặp rủi ro nếu người mua từ chối nhận hàng
Phương thức nhờ thuGiao dịch có giá trị nhỏ

Chi phí thấp

Người bán có thể kiểm soát được số lượng hàng hóa của mình

Tốc độ thanh toán chậm

Người bán có thể gặp rủi ro nếu người mua từ chối nhận hàng

Phương thức tín dụng chứng từGiao dịch có giá trị lớn

Đem lại hiệu quả cho cả 2 bên giao dịch, hạn chế được tối đa những rủi ro không đáng có.

Nếu chứng từ hợp lệ với điều kiện của L/C, người bán có thể được thanh toán ngay lập tức

Nếu muốn, L/C có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp

Chi phí cao do phát sinh thêm nhiều loại chi phí khác trong quá trình gia dịch

Yêu cầu về chứng từ có độ chính xác cao

Phương thức ghi sổ/trả sau

Người mua và người bán có mối quan hệ mua bán lâu dài

Giao dịch có giá trị nhỏ

Không yêu cầu quá nhiều về việc chuẩn bị chứng từ

Chi phí để giao dịch thấp

Người bán có thể gặp một số rủi ro nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán chậm

Có thể bạn quan tâm:

CFS là phí gì? Vai trò của phí CFS trong xuất – nhập khẩu 

CO là gì? Các loại CO được ưu đãi và không ưu đãi

Như vậy với những chia sẻ trên của Lê Phương Logistics, hy vọng bạn đã hiểu hết về các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay cũng như phân biệt được các loại phương thức thanh toán quốc tế này rồi nhé! Nếu cần tư vấn về vận chuyển hay các nguồn hàng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.

Bài viết liên quan

LP49