CO là viết tắt của từ gì? Ý nghĩa của CO trong logistics là gì?

Với những ai đang làm trong lĩnh vực logistics thì chắc chắn không còn quá xa lạ với thuật ngữ CO. Tuy nhiên, những người mới hay những ai đang làm ngoài ngành thì có thể vẫn chưa biết CO là viết tắt của từ gì và CO để làm gì. Xem ngay bài viết dưới đây của Lê Phương Logistics để tìm hiểu về CO là gì và thủ tục xin cấp CO bạn nhé!

CO là gì?

CO là từ viết tắt của cụm Certificate of Original, đây là loại giấy chứng nhận xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa. Loại giấy này sẽ được cấp bởi nước xuất khẩu. “CO để làm gì?” chắc chắn là thắc mắc của nhiều người khi hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo đó, CO có tác dụng để xác nhận mặt hàng do nước đó sản xuất ra và được phân phối trên thị trường xuất khẩu theo đúng quy tắc xuất xứ. Việc tạo CO nhằm tạo sự thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường của quốc gia khác về mặt thuế quan.

Ý nghĩa của CO trong logistics

Trong logistics CO có một số vai trò như sau:

  • Ưu đãi thuế quan: Việc xác định được xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp cho việc phân biệt các loại hàng để được hưởng chế độ ưu đãi dễ dàng hơn. Từ đó, các nhân viên hải quan có thể áp dụng các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

  • Áp dụng thuế chống phá giá và được trợ giá: Trong trường hợp mặt hàng đó bị phá giá tại thị trường các nước khác thì CO có thể giúp cho hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên dễ dàng và khả thi hơn.

  • Thống kê thương mại và duy trì được hệ thống hạn ngạch: Việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu có CO. Dựa trên những cơ sở đó, các cơ quan thương mại có thể duy trì được hệ thống hạn ngạch nhất định.

co-la-viet-tat-cua-tu-gi

Đơn vị nào có thể cấp phát CO

CO được cấp bởi nhà sản xuất thường là dạng không chính thống. Với những CO này, bạn sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi tại các nước nhập khẩu hàng hóa đó.

Tại Việt Nam, có 2 cơ quan chính có thẩm quyền cấp phát CO. Đó là:

  • Bộ công thương và phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: Thường cấp phát các loại CO như C/O FORM A, D và các CO có sự thỏa thuận từ các chính phủ các quốc gia.

  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI): Thường cấp các CO còn lại hoặc được Bộ công thương ủy quyền để cấp phát CO.

co-la-viet-tat-cua-tu-gi1

Các loại CO được ưu đãi và không ưu đãi

CO ưu đãi sẽ chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của các loại hàng hóa và sẽ được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu khi thông quan.

Ngược lại, CO không ưu đãi hoàn toàn không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào về thuế xuất nhập khẩu khi thông quan.

Cụ thể:

  • Các FORM CO ưu đãi bao gồm: A, D, E, S, AJ, AK, AI, GSTP, AANZ, VC, EAV.

  • Các FORM CO không ưu đãi bao gồm: T, B, ICO, DA59, anexo III, Peru.

>> Xem thêm ngay: LCL là gì? Lợi ích khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL

Quy trình xin cấp CO

Để xin cấp CO, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ theo quy định phù hợp hay không.

  • Bước 2: Nếu sản phẩm không phù hợp với quy định, bạn cần xác định được chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu.

  • Bước 3: Xác định xem nước mà bạn nhập khẩu hàng hóa có FTA với Việt Nam, ASEAN hoặc cho Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không.

  • Bước 4: Nếu có, bạn hãy kiểm tra lại sản phẩm có thuộc danh sách sản phẩm có công đoạn sản xuất đơn giản hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, mặt hàng đó sẽ không thể chứng minh xuất xứ theo quy định.

  • Bước 5: Nếu mặt hàng của bạn không thuộc danh sách sản phẩm có công đoạn sản xuất đơn giản, bạn hãy so sánh thuế suất để chọn mẫu CO phù hợp để có thể đề nghị cấp cho hợp lý. Điều này nhằm đảm bảo rằng các mặt hàng xuất khẩu của bạn sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu ở mức thấp nhất.

  • Bước 6: Kiêm tra lại xem hàng hóa có đáp ứng được quy định xuất xứ phù hợp hay không.

co-la-viet-tat-cua-tu-gi2

Hồ sơ để xin cấp CO

Bạn có thể khai báo hồ sơ doanh nghiệp tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ công thương.

Theo đó, hồ sơ để xin cấp CO sẽ bao gồm:

  • Tờ khai thủ tục hải quan.

  • Hóa đơn thương mại - Invoice.

  • Vận đơn - Bill of Lading.

  • CO form E hoàn chỉnh.

  • Đơn đề nghị xin cấp CO FORM E.

  • Bảng quy trình sản xuất.

  • Hồ sơ thương nhân gồm mẫu chữ ký và danh mục cơ sở sản xuất.

Thời hạn cấp CO

Theo quy định, thời hạn để cấp CO sẽ không quá 3 ngày làm việc kể từ thời điểm bạn nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cho Bộ công thương.

Tuy nhiên, trong trường hợp việc kiểm tra trên bộ hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp hoặc Bộ công thương phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các CO đã cấp trước đó thì kết quả kiểm tra này sẽ được ghi vào biên bản. Biên bản cần được cán bộ kiểm tra và người đề nghị cấp CO hoặc người xuất khẩu ký cam kết. Thời hạn cấp CO đối với trường hợp này sẽ kéo dài hơn, khoảng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp nộp đầy đủ bộ hồ sơ.

co-la-viet-tat-cua-tu-gi3

Có thể bạn quan tâm:

Thuế hải quan là gì? Có các loại thuế hải quan nào?

Các nguyên nhân khiến hàng hóa bị hải quan giữ

Như vậy, ở bài viết trên, Lê Phương Logistics đã trả lời giúp bạn câu hỏi “CO là viết tắt của từ gì?” và “CO để làm gì?” rồi nhé! Nếu bạn đang cần tìm kiếm đơn vị vận chuyển thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn và sử dụng chất lượng dịch vụ vận chuyển tốt nhất.

Bài viết liên quan

LP49