Dịch vụ Logistics là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

Dịch vụ Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Xem ngay bài viết này để biết dịch vụ Logistics là gì và điều kiện để kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam nhé!

Dịch vụ Logistics là gì?

Dịch vụ Logistics được hiểu là các hoạt động thương mại mà trong đó, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc cùng lúc như:

  • Nhận hàng.

  • Vận chuyển hàng hóa.

  • Lưu kho, lưu bãi.

  • Làm thủ tục với hải quan.

  • Tư vấn cho khách hàng.

  • Đóng gói bàn giao cho nhân viên giao hàng hoặc kho bãi nhận hàng hóa.

Do đó, dịch vụ Logistics sẽ gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khi đưa vào các kênh phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Thực tế, bản chất của dịch vụ Logistics chính là việc tập hợp các yếu tố để hỗ trợ cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người mua.

Dịch vụ Logistics là gì?

Đặc điểm của dịch vụ Logistics

Gồm từ 2 chủ thể trở lên

Chủ thể của dịch vụ Logistics bắt buộc phải có từ 2 trở lên gồm người làm dịch vụ Logistics và khách hàng.

  • Đối với người làm dịch vụ Logistics: bắt buộc phải là thương nhân, đã có đăng ký kinh doanh từ trước với ngành nghề là dịch vụ Logistics.

  • Đối với khách hàng: đây là những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics, có thể là người vận chuyển, doanh nghiệp hoặc thậm chí là người làm dịch vụ Logistics khác.

Là một loại hoạt động dịch vụ

Doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từ việc cung ứng dịch vụ Logistics đó.

Có thể bạn quan tâm: Ưu và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Dựa trên cơ sở hợp đồng

Mọi loại giao dịch của dịch vụ Logistics đều phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Đây là sự thỏa thuận mà theo đó, bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Còn khách hàng sẽ có nghĩa vụ thanh toán thù lao cho dịch vụ.

Do đó, có thể hợp đồng dịch vụ Logistics là một hợp đồng song vụ và mang tính chất đền bù.

Một số điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

Ngành nghề nào cũng cần phải có điều kiện để có thể bắt đầu làm việc, vậy điều kiện của việc kinh doanh dịch vụ Logistics là gì? Cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau:

Tư cách chủ thể

Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP được phát hành vào năm 2017 của Chính phủ đã quy định các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics bắt buộc phải hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH 2 thành viên.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Dịch vụ Logistics là loại hình dịch vụ cần yêu cầu về kỹ thuật khá cao, do đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và thiết bị đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn.
Bên cạnh đó, điều kiện tiêu chuẩn khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ logistics cũng rất đa dạng và phức tạp, từ điều kiện kho bãi, máy móc cho đến các dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng,... Pháp luật có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics sẽ phụ thuộc vào dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.

Do đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ logistics cần phải đáp ứng được những điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật mà pháp luật quy định.

Trình độ chuyên môn

Muốn kinh doanh dịch vụ logistics, doanh nghiệp cần phải có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu. Do đó, đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu, đúng chuyên ngành và lĩnh vực để có thể thực hiện được các công việc trong dịch vụ logistics.

Đối với một số vị trí đòi hỏi trách nhiệm nghề nghiệp, nhân viên còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp chứng chỉ hành nghề.

Các dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP được phát hành vào năm 2017 bởi thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các loại dịch vụ Logistics bao gồm:

  • Dịch vụ xếp, dỡ container. Tuy nhiên sẽ không hỗ trợ các dịch vụ xếp, dỡ tại sân bay.

  • Các dịch vụ kho bãi.

  • Dịch vụ chuyển phát.

  • Các dịch vụ thông quan, khai báo hải quan.

  • Các dịch vụ khác liên quan đến kiểm tra vận đơn, vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa,...

  • Dịch vụ hỗ trợ bán buôn và bán lẻ như quản lý kho, thu gom, tập hợp,...

  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm:

Ủy thác xuất khẩu là gì? Những đối tượng sử dụng ủy thác xuất nhập khẩu

E Logistics là gì? Những lợi ích của E Logistics

Trên đây là toàn bộ những thông tin về dịch vụ Logistics là gì cũng như các dịch vụ Logistics đang kinh doanh tại Việt Nam. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Bài viết liên quan

LP49