Chính ngạch là gì? Những giấy tờ hải quan khi nhập khẩu

Nhập khẩu chính ngạch đang là hình thức được hầu hết các công ty vận chuyển áp dụng để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển đơn vị Lê Phương Logistics sẽ chia sẻ cho các bạn biết những thông tin quan trọng về nhập khẩu chính ngạch biết viết sau.

Bạn có thể xem thông tin nhập khẩu chính ngạch tại đây

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức buôn bán quốc tế giữa thương nhân Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Bất kỳ ai cũng có thể mua bán theo hình thức chính ngạch, miễn là có nhu cầu và đủ điều kiện tài chính và pháp lý. 

Việc mua bán chính ngạch là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán ở 2 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, vận chuyển theo hình thức chính ngạch sẽ không bắt buộc người mua và nhà cung cấp có chung một đường biên giới. Đó cũng là lý do hình thức vận chuyển chính ngạch được coi là hình thức buôn bán mang tính quốc tế.

>> Xem thêm ngay: Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?

chinh-nghach-la-gi

Chính ngạch là gì?

Nhập khẩu chính ngạch là gì?

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương và mua bán quốc tế được tiến hành hợp pháp dựa theo quy định của pháp luật của từng nước nhập khẩu. Việc mua và bán phải tuân thủ theo Hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế.

* Chú ý: Các nước nhập khẩu và nước xuất khẩu có chung đường biên giới với nhau.

Các nước có thể nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam thường là những nước có chung đường biên giới với nước ta như: Lào, Campuchia, Trung Quốc,.. Với hình thức nhập khẩu chính ngạch thì trong quá trình giao dịch mua bán sẽ có sự ký kết hợp đồng kinh tế và thương mại dựa theo các điều trong thông lệ quốc tế.

Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch

Những hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam đều thuộc danh sách những mặt hàng được nhà nước cho phép. Đặc biệt những mặt hàng thuộc vào danh mục cấm thì không được cho phép nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng đặc biệt cần được nhà nước Việt Nam cho phép mới có thể nhập khẩu chính ngạch.

Toàn bộ những mặt hàng khi nhập khẩu theo hình thức chính ngạch đều phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hàng hóa cũng phải phải trải qua khâu kiểm tra kỹ càng về mặt chất lượng đội với những đồ công nghệ, máy móc và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm với những mặt hàng là thực phẩm.

Các khâu kiểm tra đều được thực hiện và cho phép bởi các cơ quan chuyên ngành và phải chứng minh được xuất xứ, nguồn gốc đến cơ quan hải quan cùng với chứng từ của hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm:

chinh-nghach-la-gi1

Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch

Ưu và nhược điểm của hình thức nhập khẩu chính ngạch

Ưu điểm

  • Hàng hóa có chứng từ rõ ràng: Hàng hóa khi nhập hàng chính ngạch sẽ có đầy đủ giấy tờ, nguồn gốc chứng từ rõ ràng.

  • Không bị tịch thu: Hàng hóa khi vận chuyển chính ngạch sẽ giữ hay tịch thu lại bởi các cơ quan quản lý thị trường do đã có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.

  • Không lo tắc biên hay bị thu giữ ở cửa khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu sẽ không bao giờ bị tắc biệt hoặc bị thu giữ ở cửa khẩu bởi có đầy đủ giấy tờ. Bên cạnh đó, chủ shop có thể yên tâm hàng về còn nguyên đai, nguyên kiện, hạn chế trường hợp thất lạc hàng hóa xuống mức thấp nhất.

  • Cung cấp đầy đủ hóa đơn đỏ VAT: Hàng nhập khẩu chính ngạch sẽ được cung cấp đầy đủ hóa đơn đỏ VAT. Vì vậy, chủ shop có thể yên tâm nếu một số khách yêu cầu xuất trình hóa đơn VAT.

  • Có thể vận chuyển xuyên biên giới nếu có ký kết giao thương quốc gia với quốc gia mà không cần có chung biên giới.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Thủ tục nhiều, dẫn tới chi phí cao. Vì vậy chủ shop phải đội giá thành sản phẩm nên nhiều lần để lấy lại vốn.

  • Hạn chế về hàng hóa: Do hạn chế về chính sách nên nhiều mặt hàng thuộc diện cấm xuất, cấm nhập sẽ không được nhập khẩu chính ngạch.

  • Thuế lớn: Tiền thuế doanh nghiệp phải nộp nếu không thuộc diện ưu đãi thuế rất lớn.

  • Hàng hóa sẽ bị kiểm soát chặt chẽ và ít được sự linh hoạt hơn trong quá trình kiểm tra.

chinh-nghach-la-gi2

Hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch sẽ không bao giờ bị tắc biệt hoặc bị thu giữ ở cửa khẩu

Các phương thức nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam

Nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam có thể theo 2 hình thức: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Đây là 2 hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Nhập khẩu trực tiếp

Với hình thức nhập khẩu chính ngạch trực tiếp, bạn sẽ phải đứng tên trực tiếp trong tờ khai tại những mục người nhập khẩu. Đồng thời bạn cũng cần phải trực tiếp thực hiện đàm phán và mua bán với nhà cung cấp hàng hóa tại Trung Quốc.

Khi nhập khẩu theo cách trực tiếp, bạn sẽ phải tự mình chuẩn bị toàn bộ thủ tục. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến thông quan, thuế bạn sẽ đều phải chịu trách nhiệm toàn bộ.

Nhập khẩu ủy thác

Đối với nhập khẩu theo hình thức ủy thác, bạn sẽ nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ logistics để giao dịch và nhập khẩu. Những đơn vị này sẽ đứng ra lo hết các thủ tục hải quan cho bạn. Việc của bạn là chỉ cần hợp tác với các đơn vị trung gian này để làm chứng nhập ủy thác cho họ.

Khi hàng hóa đã về đến tay, bạn sẽ nhận được hóa đơn đỏ hợp pháp của hàng hóa cùng với các chứng từ nhập khẩu liên quan. Đối với hình thức vận chuyển này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

chinh-nghach-la-gi3

Phương thức chuyển hàng về Việt Nan

Các bước để nhập khẩu hàng chính ngạch

Về cơ bản, các bước nhập khẩu hàng chính ngạch sẽ như sau:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Khi bạn lựa chọn hình thức nhập khẩu ủy thác, các đơn vị vận chuyển sẽ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp nhập khẩu trực tiếp, bạn cần chuẩn bị bộ chứng từ sau:

  • Hợp đồng (Sale contract).

  • Hóa đơn thương mại (Invoice).

  • Quy cách đóng gói sản phẩm (Packing list) với người bán hàng (Seller).

  • Bill of Lading (nếu có).

  • Tờ khai cho hải quan (Customs Declaration).

  • LC – Tín dụng thư.

  • Giấy nộp tiền hoặc phiếu thu tiền cho ngân sách nhà nước.

  • Giấy chứng nhận hàng hóa tên tiếng anh là (form E).

  • Hóa đơn vận chuyển.

  • Chứng nhận kiểm dịch.

Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị thêm 1 số chứng từ khác tùy theo loại hàng hóa bạn nhập khẩu.

Bước 2: Làm thủ tục xuất khẩu hải quan

Nếu bạn lần đầu nhập khẩu chính ngạch thì bạn sẽ phải cập nhật thông tin cho Tổng cục hải quan. Sau đó, bạn cần đăng ký tài khoản User Code, Password, Terminal ID và Terminal Access Key. Việc này bạn sẽ thực hiện trực tiếp trên website của hải quan.

Khi có những thông tin đó thì các nhân viên hải quan sẽ lên tờ khai, khai báo thủ tục ngay trên phần mềm khai báo điện tử hải quan (ECUS5 VNACCS). Sau đó, hệ thống sẽ thực hiện phân luồng tự động:

  • Luồng xanh mã kiểm tra trên tờ khai là số 1 tức là đã được thông quan.

  • Luồng vàng mã kiểm tra trên tờ khai là số 2 nghĩa là xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và được thông quan.

  • Luồng đỏ mã kiểm tra trên tờ khai là số 3 là vừa xuất trình chứng từ, vừa kiểm tra hàng hóa thực tế.

Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng

Sau khi đã có tờ khai phân luồng thì bạn sẽ tiến hành kiểm tra phải đóng bao nhiêu thuế nhập khẩu chính ngạch. Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách để đóng thuế: thanh toán điện tử, nộp qua ngân hàng hoặc nộp qua kho bạc. Sau khi đã thanh toán xong, bạn cần thực hiện lấy lệnh giao hàng. Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ quan trong như sau:

  • Giấy giới thiệu của công ty nhận hàng.

  • Vận đơn.

  • Thông báo hàng đến.

  • Ngoài ra, khi lấy lệnh với hàng Container cần có những thứ đi kèm như sau:

  • Phải làm giấy mượn Container.

  • Giấy hạ container rỗng (chỉ áp dụng đối với việc lấy container hàng về kho để rút) là giấy mà hãng tàu chỉ định trả lại container rỗng ngay sau khi khách hàng đem hàng về kho rút.

  • Thời hạn của lệnh giao hàng: Xem lệnh còn hạn hay không.

  • Phải lấy Hóa đơn.

Bước 4: In transit delay

In transit delay là thuật ngữ chỉ những hàng hoá nhập khẩu đang trong thời gian vận chuyển. Trong giai đoạn này cả bên mua và bên bán sẽ phải theo dõi hàng hóa qua 1 mã tracking được đơn vị vận chuyển cung cấp.

Bước 5: Làm thủ tục nhập khẩu với hải quan

Sau khi hàng hóa chính ngạch đã về đến nơi, bạn sẽ phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với hải quan.  Quá trình sẽ được làm tương tự như quá trình xét duyệt chứng từ tại bước 1. Ngoài ra, người mua cần lưu ý lấy lại tiền thuê container (nếu có):

  • Giấy giới thiệu.

  • Giấy hạ rỗng.

  • Giấy thuê container.

chinh-nghach-la-gi4

Quy trình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch

Những giấy tờ hải quan khi nhập khẩu chính ngạch

Khác với hình thức nhập khẩu khác, nhập khẩu chính ngạch cần phải có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu. Tất cả hàng hóa phải được kiểm tra kỹ càng và cẩn thận,.. bởi nhưng cơ quan có thẩm quyền và phải đóng thuế, chi phí trước khi thông qua. Mời bạn xem ngay những giấy tờ nhập khẩu chính ngạch cần có:

  • Hợp đồng mua bán .

  • Giấy tờ đóng gói hàng hóa.

  • Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn hàng liên quan.

  • Giấy tờ C/O form E (nếu có).

  • Hóa đơn vận chuyển.

  • Giấy phép nhập khẩu

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

  • Giấy đã nộp tiền cho ngân sách nhà nước, các loại phí và thuế ( nếu có)

Như vậy qua bài viết  mà Lê Phương Logistics đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin về chính ngạch là gì và cách nhập khẩu chính ngạch. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cách nguồn hàng chính ngạch hay là cách nhập hàng chính ngạch của đơn vị vận chuyển Lê Phương Logistics vui lòng liên hệ đến hotline, các nhân viên tư vấn của Lê Phương luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ lúc nào.

Bài viết liên quan

LP49