Logistics ngược là gì? Quy trình thực hiện Logistics ngược
Logistics ngược ra đời nhằm giải quyết những bất lợi cho người bán khi khách hàng lựa chọn trả sau khi mua. Xem ngay bài viết này để biết logistics ngược là gì và những hạn chế của logistics ngược nhé!
Logistics ngược là gì?
Logistics ngược hay còn được biết đến với cái tên Reverse logistics, là quá trình di chuyển của sản phẩm từ điểm nhận trở về nơi phân phối hoặc nơi sản xuất ban đầu. Hiểu một cách đơn giản, Logistics ngược chính là quá trình di chuyển của những sản phẩm bị thu hồi.
Một số sản phẩm bị thu hồi có thể kể đến như:
Các sản phẩm thu hồi từ các hoạt động sản xuất.
Các sản phẩm được thu hồi từ hoạt động phân phối.
Sản phẩm được thu hồi trong quá trình khách hàng tiêu dùng.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, ví dụ như:
Tốc độ giao hàng chậm.
Khách hàng không muốn mua sản phẩm đó nữa.
Sản phẩm bị lỗi sản xuất hoặc bị hỏng.
Chất lượng sản phẩm không đúng như mong đợi của khách hàng.
Hàng hóa bị hư hỏng, dập nát trong quá trình vận chuyển.
Như vậy bạn đã hiểu được Logistics ngược là gì rồi chứ? cùng tìm hiểu ngay quy trình thực hiện Logistics ngược như nào nhé.
Logistics ngược là gì?
Các thành phần có trong Logistics ngược
Logistics ngược có những thành phần chính như sau:
Các thành phần trong hoạt động Logistics xuôi như nhà sản xuất, nhà cung cấp và các đại lý bán buôn, bán lẻ.
Một số thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng ngược như các đơn vị vận chuyển, các chuyên gia tái chế,...
Vai trò của Logistics ngược
Một số vai trò của Logistics ngược có thể kể đến như:
Hỗ trợ cho hoạt động Logistics xuôi được trơn tru
Ở khâu cung ứng sản phẩm, có thể sẽ xuất hiện những sản phẩm lỗi, cần được sửa chữa hoặc đóng gói,... Lúc này, khi quá trình Logistics ngược được tổ chức và vận hành tốt sẽ có thể đảm bảo sự thông suốt cho cả hoạt động Logistics xuôi.
Nâng cao chất lượng và dịch vụ khách hàng
Khách hàng thường sẽ trả lại sản phẩm nếu gặp những mặt hàng bị lỗi. Từ những sản phẩm mà khách hàng yêu cầu đổi trả đó, doanh nghiệp có thể cải thiện, nâng cao tính năng của sản phẩm đó hoặc nâng cao chất lượng của dịch vụ. Học cách giữ chân khách hàng ngay cả khi mắc một vài thiếu sót cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài.
Việc thu hồi những sản phẩm lỗi sẽ góp phần tạo sự thỏa mãn và thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, Logistics ngược giúp làm tăng tỷ lệ ở lại của khách hàng một cách đáng kể cho doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí
Việc thu hồi lại hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn trong việc vận chuyển, phục hồi, lưu kho, sửa chữa,... Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt quy trình của Logistics ngược, thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản đáng kể trong chi phí này.
Phát triển chuỗi cung ứng xanh
Khi các chính sách của Logistics ngược được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ giúp giảm thiểu một lượng lớn chất thải và hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng xanh. Thông qua việc thu hồi những sản phẩm lỗi, doanh nghiệp cần có cách tái chế, xử lý hoặc tiêu hủy hợp lý sẽ giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Quy trình thực hiện Logistics ngược tại doanh nghiệp
Quy trình Logistics ngược là một quá trình từ lập kế hoạch, thực hiện cho đến khi kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của các nguyên vật liệu, bán thành phẩm và những thông tin khác liên quan đến các điểm tiêu thụ của sản phẩm. Quy trình để thực hiện Logistics ngược bao gồm các hoạt động chính sau:
Tập hợp và vận chuyển hàng hóa: Đây là hoạt động để thu hồi lại các sản phẩm không bán được hoặc bị trả về và vận chuyển chúng đến các địa điểm thu hồi.
Kiểm tra và phân loại sản phẩm: Tại điểm thu hồi, nhân viên sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng của các hàng hóa đã thu hồi, sau đó, chọn lọc và phân loại hàng hóa sao cho phù hợp.
Xử lý: Có nhiều cách để xử lý những mặt hàng đã được thu hồi như tái sử dụng, bán lại, sửa chữa các sản phẩm lỗi hoặc tháo ra để lấy lại các phụ tùng bên trong.
Điều phối: Đây là quá trình tương tự như quy trình của Logistics xuôi với một số hoạt động như dự trữ, vận chuyển và bán hàng.
Hạn chế của logistics ngược
Logistics ngược có một số hạn chế như:
Không được ưu tiên về tốc độ vận chuyển.
Khó khăn khi dự báo những xu hướng hay những tình huống có thể xảy ra.
Chất lượng sản phẩm sẽ không đồng nhất.
Bao bì hàng hóa dễ bị hư hỏng, móp méo.
Phải làm hợp đồng dịch vụ phức tạp.
Không nhất quán trong vấn đề quản lý lưu trữ.
Có thể bạn quan tâm:
Những đối tượng sử dụng ủy thác xuất nhập khẩu
Lưu ý về việc sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Logistics ngược là gì? và quy trình thực hiện, hy vọng bạn đã hiểu được hết reverse logistics là gì rồi nhé! Nếu bạn đang cần một đơn vị cung cấp vận chuyển nhanh chóng - uy tín thì hãy liên hệ ngay với Lê Phương Logistics, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn vận chuyển hàng hóa một cách nhanh nhất, an toàn nhất.