MSDS là gì? Những nội dung của bảng MSDS bạn cần biết

MSDS vẫn còn là thuật ngữ còn khá xa lạ đối với những ai mới bước chân vào ngành logistics. Xem ngay bài viết này của Lê Phương Logistics để biết MSDS là gì cũng như mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS bạn nhé!

MSDS là gì?

MSDS là từ viết tắt của cụm Material Safety Data Sheet, có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là văn bản bao gồm các thông tin của nhiều loại hóa chất khác nhau với mục đích là giúp người làm việc có thể hiểu rõ và chủ động khi tiếp xúc gần với những loại hóa chất đó. Điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn cho người làm và xử lý được nếu có tình huống bất ngờ khi bị ảnh hưởng.

MSDS thường sẽ được áp dụng đối với các mặt hàng có khả năng gây ra nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hay bảo quản,... Bên cạnh đó, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này còn có hướng dẫn cụ thể nhằm giúp bạn có thể phòng tránh cũng như xử lý được trong những tình huống rủi ro hóa chất có thể xảy ra.

Do đó, nếu hàng hóa của bạn thuộc loại hàng nguy hiểm, khi muốn xuất nhập khẩu, bắt buộc bạn cần phải xuất trình MSDS thì mới có thể được xem xét vận chuyển.

MSDS-la-gi

MSDS là gì?

Vai trò của tờ khai MSDS

Theo đó, tờ khai MSDS sẽ có những vai trò như sau:

  • MSDS là nguồn thông tin đáng tin cậy, có thể giúp đưa ra những phương pháp cũng như cách thức vận chuyển hàng hóa sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ đảm bảo được tính an toàn trong quá trình bốc xếp hoặc xử lý nếu có sự cố xảy ra.

  • MSDS là cơ sở để các tổ chức, cơ quan có thể sử dụng để xây dựng môi trường làm việc với hóa chất đảm bảo an toàn nhất.

  • MSDS cũng có thể cung cấp các thông tin để sơ cứu và nhận biết được những triệu chứng khi người làm phơi nhiễm với hóa chất.

Các mặt hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS

Những mặt hàng có độ nguy hiểm nhất định cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Cụ thể:

  • Mặt hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển như hóa chất gây ăn mòn, thuốc nổ,...

  • Các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,... dạng lỏng và dạng bột. Đây là những mặt hàng khi vận chuyển qua đường hàng không quốc tế, an ninh hàng không tại các sân bay sẽ yêu cầu bảng chỉ dẫn MSDS để kiểm tra các thành phần có thực sự an toàn cho người tiêu dùng hay không.

  • Bia, rượu: Những mặt hàng này cần phải được kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, nếu độ cồn dưới 5% thì bạn có thể không cần xuất MSDS.

>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của khai báo VGM trong logistics mà bạn nên biết

Ai là người cấp MSDS?

MSDS có thể sẽ được nhà sản xuất, nhà phân phối, cá nhân,... cung cấp để khai báo. Một bản MSDS hoàn chỉnh cần có đầy đủ những thông tin như thông tin của sản phẩm, tên các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển.

Bên cạnh đó, bản MSDS của bạn cần phải có dấu mộc tròn của công ty sản xuất, nhà phân phối sản phẩm đó hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Nếu thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm thì bạn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

MSDS-la-gi1

Ai là người cấp MSDS?

Những nội dung của bảng MSDS

Một bản chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS hoàn chỉnh cần phải có những nội dung sau:

  • Tên thành phần các hóa chất có trong sản phẩm: bao gồm các hóa chất cấu thành nên một sản phẩm và có đánh dấu để nhận biết loại hóa chất nào là nguy hiểm. Bạn có thể dựa trên số CAS (số hiệu hóa chất học) để xác định được chính xác thành phần hóa chất đó do có nhiều trường hợp một hóa chất có nhiều tên gọi khác nhau.

  • Người lập MSDS: bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, ngày lập MSDS,...

  • Thông tin về sản phẩm: bao gồm các giấy tờ hoặc chứng từ mua bán liên quan có thông tin của sản phẩm, bảng thành phần, khối lượng phân tử cũng như công thức hóa học để tạo nên sản phẩm đó.

  • Tính lý tính: Sản phẩm đang ở dạng nào: rắn, khí hay lỏng và hình thức bên ngoài của sản phẩm, độ pH, độ bay hơi, độ sôi, khối lượng riêng,...

  • Khả năng cháy: Các thông tin về nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm, quy định về lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa sao cho đúng kỹ thuật.

  • Phản ứng của sản phẩm: Các thông tin về khả năng phản ứng của sản phẩm trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cũng như cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra đột xuất.

  • Khả năng độc hại của sản phẩm: Các thành phần hóa học trong sản phẩm có gây hại với người tiếp xúc không và cách xử lý khi có người bị nhiễm độc hóa chất.

>> Xem thêm ngay: E Logistics là gì? Lợi ịch của E Logistics

MSDS-la-gi2

Những nội dung của bảng MSDS

>> Có thể bạn quan tâm: Inbound Logistics quan trọng như thế nào?

Qua bài viết trên, Lê Phương Logistics hy vọng bạn đã trả lời được câu hỏi “MSDS là gì?” và biết được mục đích của MSDS và các mặt hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất rồi nhé! Nếu bạn đang cần một đơn vị vận chuyển uy tín thì hãy liên hệ ngay tới vận chuyển Lê Phương, tại đây chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn vận chuyển hàng hóa ít chi phí và nhanh nhất.

Bài viết liên quan

LP49