VGM trong logistics là gì? Những nội dung quan trọng của VGM

Là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất trong ngành logistics nhưng VGM vẫn còn xa lạ với những người mới bắt đầu tiếp xúc với lĩnh vực logistics. Vậy VGM là gì và cách tính VGM ra sao? Hãy cùng Lê Phương Logistics xem ngay bài viết này để biết VGM trong logistics là gì nhé!

VGM trong logistics là gì?

VGM được viết tắt từ Verified Gross Mass, là những quy định có trong công ước SOLAS và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Quy định này sẽ yêu cầu toàn bộ chủ hàng bắt buộc phải thực hiện đầy đủ việc xác định khối lượng của container chứa hàng.

Theo đó, bộ quy ước SOLAS sẽ là những tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu và cách khai thác tàu sao cho hợp lý. Từ đó, giúp bảo vệ an toàn cho tất cả các thuyền viên trên tàu. Công ước này sẽ được áp dụng lên các hãng tàu thương mại, tàu chở khách với mục đích bảo vệ tính mạng cho những người trên tàu.

vgm-trong-logistics-la-gi

VGM trong logistics là gì?

Vai trò của khai báo VGM trong logistics

Cùng LPL tìm hiểu vai trò VGM trong logistics qua bài viết sau:

Xác định trọng lượng container hàng

Nếu doanh nghiệp xác định được trọng lượng, khối lượng của container hàng hóa thì trọng lượng trên tàu sẽ có thể được kiểm soát tốt hơn. Trường hợp trọng lượng của container vượt quá tải trọng mà hãng tàu cho phép thì chắc chắn bạn sẽ bị từ chối vận chuyển hoặc rút bớt tải trọng trên tàu.

Sắp xếp vị trí lên tàu

Dựa theo tờ khai mà chủ hàng đã nộp trước đó, hãng tàu có thể dễ dàng xác định được trọng lượng cũng như kích thước cụ thể của từng loại hàng hóa. Từ đó, hãng tàu cũng có thể xác định được vị trí để đặt các mặt hàng hóa có trên tàu sao cho có thể tiết kiệm được nhiều diện tích nhất có thể.

Nộp chứng từ cho cảng

VGM cũng là một trong những thủ tục bắt buộc để nộp cho cảng hoặc hãng tàu với mục đích xác định trọng lượng của hàng hóa. VGM không phải là một loại chứng từ cho hải quan.

>> Có thể bạn quan tâm: Outbound Logistics là gì? Quy trình hoạt động của Outbound Logistics

vgm-trong-logistics-la-gi1

VGM trong logistics là gì và vai trò

Cách tính VGM trong logistics

VGM trong logistics được tính theo 2 phương pháp, đó là cân trực tiếp toàn bộ các mặt hàng có trên xe hoặc cân toàn bộ xe container đang chứa hàng hóa. Cụ thể:

Tính VGM trong logistics bằng cách cân hàng hóa

Trước khi được đóng vào container, toàn bộ hàng hóa sẽ được cân bằng cân điện tử. Sau đó, lấy số cân đó cộng với trọng lượng vỏ của container rỗng để biết được khối lượng của tổng thể container chứa hàng.

  • Tuy nhiên, cách tính này chỉ áp dụng được trong một số trường hợp như:
    Tải trọng của hàng hóa không quá lớn.

  • Cảng có sẵn cân điện tử.

  • Hàng hóa chưa được xếp vào container tại cảng và được cho phép cân trực tiếp trước khi xếp vào container.

Tính VGM trong logistics bằng cách cân container

Với cách tính này, bạn sẽ cân toàn bộ container chứa hàng hóa, sau đó, cân trọng lượng của những container không chứa hàng hóa. Hiệu số giữa khối lượng xe container chứa hàng hóa và khối lượng xe container không chứa hàng hóa sẽ là khối lượng cuối cùng mà bạn cần trong phiếu VGM.

Tuy nhiên, cách tính này chỉ có thể áp dụng được đối với những trường hợp mà đơn vị vận chuyển đã xếp sẵn hàng hóa lên container và vận chuyển nó tới cảng.

"vgm-trong-logistics-la-gi2:/

Những nội dung quan trọng của VGM trong logistics

Những nội dung mà bạn cần điền trong mẫu VGM đó là:

  • Số lượng đặt vận tải biển của hãng tàu - Ocean Carrier Booking Number.

  • Số lượng container - Container Number.

  • Trọng lượng xác minh - Verified Weight.

  • Đơn vị để đo lường - Unit of Measurement.

  • Bên chịu trách nhiệm cho hàng hóa - Responsible Party.

  • Đơn vị được uỷ quyền vận chuyển - Authorized Person.

Quy trình xác nhận VGM đối với hàng cont, hàng lẻ

Quy trình xác nhận VGM đối với hàng cont container thì như nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau:

Quy trình xác nhận VGM đối với hàng FCL

  • Bước 1: Đăng ký để được cân hàng hóa tại kho hàng.

  • Bước 2: Chủ hàng hoặc những công ty/đơn vị vận chuyển sẽ phối hợp với các bộ phận cân hàng ở cảng để giám sát quá trình cân VGM.

  • Bước 3: Bạn sẽ được cấp 2 bản VGM bởi kho hàng gồm 1 bản VGM do chủ hàng giữ và 1 bản VGM được lưu trữ tại kho. Nếu khối lượng của container chứa hàng vượt quá trọng lượng tối đa có thể thì chủ hàng phải bỏ bớt hàng lại cho đến khi số cân đạt trọng lượng tiêu chuẩn VGM.

  • Bước 4: Chủ hàng sẽ đưa phiếu VGM cho hãng tàu.

Quy trình xác nhận VGM đối với hàng lẻ LCL

  • Bước 1: Chủ hàng nộp tiền tại thương vụ cảng để nhận được phiếu nhận hàng và cân nặng của hàng hóa.

  • Bước 2: Chủ hàng sẽ nộp phiếu xuất - nhập kho cho cảng để tiến hành cân hàng. Khi đã xác định được cân thì sẽ nộp phiếu cho các đơn vị vận chuyển.

vgm-trong-logistics-la-gi3

VGM trong logistics là gì và quy trình

Có thể quan tâm:

E Logistics là gì? Sự hình thành của E Logistics

Inbound Logistics là gì? Quy trình diễn ra hoạt động Inbound Logistics

Qua những chia sẻ trên, Lê Phương Logistics hy vọng bạn đã biết VGM trong logistics là gì cũng như cách tính và quy trình xác nhận VGM rồi nhé!

Bài viết liên quan

LP49