Outbound Logistics là gì? Thông tin quan trọng về Outbound

Outbound Logistics là một phần rất quan trọng trong hoạt động cung ứng hàng hóa. Xem ngay bài viết này để tìm hiểu Outbound Logistics là gì và quy trình hoạt động ra sao bạn nhé!

Outbound Logistics là gì?

Outbound Logistics hay còn được biết đến với cái tên là logistics đầu ra, là quá trình lưu trữ, vận chuyển và phân phối các loại hàng hóa đến cửa hàng, nhà bán lẻ, đại lý cho đến người tiêu dùng cuối cùng.

Do đó, để giảm thiểu được tối đa chi phí và đảm bảo quá trình Outbound Logistics được diễn ra suôn sẻ, giai đoạn này sẽ được đặt ra mục tiêu tối ưu hóa tất cả các bước từ địa điểm, thời gian, chi phí cho đến doanh thu. Tuy nhiên, xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics đã khiến các doanh nghiệp tập trung hơn vào các khâu sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và quảng bá sản phẩm mà ít quan tâm đến các hoạt động logistics đầu ra.

Cũng như logistics đầu vào, Outbound Logistics cũng có vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể chọn được nguồn cung hoặc kênh phân phối sản phẩm phù hợp. Lý do là vì lựa chọn được kênh phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp xử lý được những nguồn hàng tồn kho một cách hợp lý cũng như tối ưu được các tùy chọn giao hàng.

Outbound logistics là gì?

Những điều cần biết về Outbound Logistics

Trong doanh nghiệp Outbound Logistics là chú trọng vào đầu ra

Vai trò của Outbound Logistics Nhu cầu khách hàng

Quy trình: Kế hoạch phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Mối quan hệ: Giữa các nhà phân phối và người dùng, khách bán hàng lẻ.

Hoạch định chiến lược: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và quá trình bán hàng nhắm tăng lợi nhuận.

Quy trình hoạt động của Outbound Logistics

Trái ngược với Inbound Logistics, Outbound Logistics có quy trình hoạt động hoàn toàn khác. Nếu như ở giai đoạn logistics đầu vào, hoạt động chủ yếu là việc tìm kiếm, chọn mua nguyên vật liệu và lên kế hoạch sử dụng những nguyên liệu đó cho hiệu quả thì ở giai đoạn Outbound Logistics lại tập trung vào việc lựa chọn kênh phân phối, lưu kho cũng như vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Theo đó, quy trình hoạt động của Outbound Logistics sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bộ phận bán hàng sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng.

  • Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho có đủ để đáp ứng nguồn hàng mà khách yêu cầu không. Nếu đủ sẽ tiến hành các bước để xử lý đơn hàng cho khách.

  • Bước 3:  Gửi đơn hàng đó đến kho lấy hàng và bắt đầu đóng gói.

  • Bước 4: Ngay sau khi lấy hàng và đóng gói, nhân viên kho cần phải cập nhật mức tồn kho của hàng hóa lên hệ thống.

  • Bước 5: Vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.

  • Bước 6: Lập hóa đơn và yêu cầu khách hàng thanh toán.

>> Có thể bạn quan tâm: Logistics là gì? Nhân viên Logistics là làm gì?

Lưu ý khi thực hiện hoạt động Outbound Logistics

Outbound Logistics là một hoạt động phức tạp, do đó, các doanh nghiệp cần phải rất cẩn thận khi thực hiện. Để quá trình hoạt động Outbound Logistics được diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Lựa chọn kênh phân phối phù hợp

Kênh phân phối là một trong những công cụ đơn giản nhất giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mà vẫn tối ưu được chi phí cũng như rút ngắn khoảng cách với người dùng. Kênh phân phối có thể là các công ty, cá nhân hoặc dịch vụ cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Một kênh phân phối phù hợp sẽ có thể giúp doanh nghiệp lưu trữ, quảng bá và sắp xếp sản phẩm tốt để bán cho khách hàng.

Có hệ thống lưu trữ và quản lý hàng tồn kho

Để chắc chắn quá trình Outbound Logistics được diễn ra trơn tru, doanh nghiệp cần phải đảm bảo có hệ thống kho riêng để lưu trữ cũng như kiểm kê hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống lưu trữ và quản lý hàng hóa cũng cần phù hợp để tránh gặp phải những trường hợp sau:

  • Lượng hàng còn tồn kho quá lớn, không thể bán hết dẫn đến một số sản phẩm bị hư hỏng, lỗi mốt.

  • Lượng hàng tồn kho không có nhiều, không đủ để đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa của khách hàng. Điều này sẽ gây mất thiện cảm cũng như mất khách cho doanh nghiệp.

Vì vậy, để đảm bảo được hoạt động lưu trữ phù hợp nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu trong quá khứ để dự đoán được những nhu cầu của khách hàng trong tương lai để thông báo cho các kênh phân phối biết và điều chỉnh lượng hàng hóa sao cho phù hợp.

Tối ưu hóa hoạt động giao hàng

Vận chuyển là một phần rất quan trọng trong quá trình Outbound Logistics. Tối ưu được khâu vận chuyển, giao hàng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ dành cho các hoạt động logistics.

Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn cách giao hàng phù hợp với từng sản phẩm cũng như yêu cầu của đơn hàng nhưng vẫn đảm bảo được 3 tiêu chí: tiết kiệm chi phí, giao nhận an toàn và giao đúng thời gian quy định.

Có thể bạn quan tâm:

PRC là gì? Cách nhận biết hàng made in PRC qua mã vạch

RMB là gì? Các loại mệnh giá tiền RMB Trung Quốc

Như vậy, với những thông tin về Outbound Logistics mà Lê Phương Logistics cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã hiểu được Outbound Logistics là gì? và cách hoạt động của nó ra sao rồi nhé, nếu mọi người đang cần tư vấn dịch vụ đặt hàng thì hãy liên hệ ngay tới đơn vị vận chuyển Lê Phương, các nhân viên của chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ một cách tốt nhất.

Bài viết liên quan

LP49