Ocean Freight là gì? Các loại phụ phí của đường biển phổ biến

Ocean Freight là thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất khi hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa qua đường biển. Xem ngay bài viết này để biết phí Ocean Freight là gì Lê Phương Logistics chia sẻ ngay sau đây nhé!

Ocean Freight là gì?

Ocean Freight, hay còn được biết đến là Ocean Freight Surcharges, là một thuật ngữ dùng để chỉ các loại phụ phí cước biển. Đây là các loại phụ phí được tính thêm vào cước vận chuyển đường biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội.

Phí Ocean Freight được thu với mục đích để bù đắp các khoản chi phí phát sinh cho hãng tàu và bù đắp cho việc doanh thu của hãng tàu giảm đi do một số nguyên nhân khách quan như bùng phát chiến tranh, biến động giá nhiên liệu,...

Trong những hoạt động vận tải đường biển, phí Ocean Freight sẽ không cố định mà sẽ tùy thuộc vào chính sách của từng hãng tàu. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần lo lắng vì nếu có bất cứ sự thay đổi về phụ phí nào, hãng tàu sẽ thông báo cho người gửi hàng trong thời gian sớm nhất trước khi quyết định công khai.

ocean-freight-la-gi

Ocean freight là gì

Ai là người trả phí Ocean Freight

Trên thực tế, không có những quy định nào cụ thể về việc người mua hay người bán phải trả khoản phụ phí cước biển. Việc thu phí Ocean Freight sẽ dựa vào những điều kiện giao hàng mà 2 bên mua bán thống nhất với nhau trong hợp đồng. Cụ thể:

  • Với điều kiện giao hàng là FCA, FOB, FCA, EXW thì người trả phí Ocean Freight sẽ là người mua.

  • Với điều kiện giao hàng là CPT, CIF, CIP, DDP, DAP, DAT và một số điều kiện liên quan khác thì người trả phụ phí Ocean Freight sẽ là người bán.

>> Xem thêm ngay:

Ưu và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Tổng hợp các công ty vận chuyển quốc tế tốt nhất

Các loại phụ phí của đường biển phổ biến hiện nay

Các loại phụ phí của đường biển là gì? Cùng đơn vị vận chuyển Lê Phương Logistics tìm hiểu thông tin qua bài viết sau:

Phụ phí BAF - Bunker Adjustment Factor

Phí BAF là khoản phụ phí nằm ngoài cước biển, được hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp những khoản phát sinh do giá nhiên liệu bị biến động. Do đó, nếu trong quá trình vận chuyển, giá nhiên liệu có thể thay đổi, hãng tàu sẽ thu thêm một khoản phí này từ bạn. Tuy nhiên, nếu thu, họ sẽ thông báo trước nên bạn không cần quá lo lắng về điều này.

Phụ phí CAF - Currency Adjustment Factor

CAF cũng là loại phụ phí nằm ngoài cước biển mà hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng. Khoản phụ phí được thu để bù đắp cho chi phí phát sinh do tỷ giá ngoại tệ bị biến động.

ocean-freight-la-gi1

Phụ phí CIC - Container Imbalance Charge

CIC, hay còn được biết đến là phụ phí mất cân đối vỏ container. Khoản phụ phí này sẽ được thu từ chủ hàng với mục đích bù đắp những khoản chi phí cần bỏ ra khi phát sinh việc chuyển số lượng lớn container rỗng từ địa điểm thừa container đến nơi thiếu container.

Phụ phí COD - Change of Destination

Trường hợp chủ hàng muốn thay đổi địa điểm nhận của lô hàng thì họ chắc chắn phải bỏ thêm 1 khoản phụ phí khác là phí COD cho hãng tàu. Khoản phí này bao gồm các loại phí như phí đảo chuyển, phí xếp dỡ, phí vận chuyển đường bộ, phí lưu container,...

Phụ phí DDC - Destination Delivery Charge

Nhiều người thường hiểu lầm rằng DDC là khoản phí được hãng tàu thu khi hàng đến cảng đích. Tuy nhiên, loại phí này không hề liên quan đến hoạt động giao - nhận hàng mà thực tế, nó được hãng tàu thu để bù đắp một phần chi phí dỡ hàng hóa khỏi tàu, xếp container vào cảng và phí ra vào tại cổng cảng.

Chính vì vậy, có thể hiểu DDC là loại phí phát sinh tại cảng đích mà người nhận hàng sẽ phải chi trả chứ không phải người gửi.

>> Có thể bạn quan tâm: Các thuật ngữ trong logistics thông dụng trong ngành

ocean-freight-la-gi2

Phụ phí PCS - Panama Canal Surcharge

Đối với những lô hàng bắt buộc phải vận chuyển qua kênh đào Panama thì hãng tàu sẽ thu thêm của người chủ hàng phụ phí PCS. Đối với những lô hàng không cần vận chuyển qua kênh đào Panama thì chủ hàng không cần phải nộp phụ phí này.

Phụ phí PCS - Port Congestion Surcharge

Khi cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng hóa xảy ra tình trạng ùn tắc sẽ làm tàu rời cảng muộn hơn dự kiến. Điều này sẽ làm phát sinh thêm một số chi phí liên quan khác cho hãng tàu. Chính vì vậy, họ sẽ thu thêm phụ phí PCS.

Phụ phí PSS - Peak Season Surcharge

Từ tháng 8 - tháng 12 là khoảng thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển đường biển do nhu cầu chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh hoặc ngày Lễ Tạ Ơn tại Mỹ và Châu Âu. Vì vậy, hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí PSS do cần tăng cường hoạt động vận chuyển hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu này.

Phụ phí SCS - Suez Canal Surcharge

Cũng như khoản phụ phí qua kênh đào Panama, đối với những lô hàng bắt buộc phải vận chuyển qua kênh đào Suez, chủ hàng cũng phải trả thêm khoản phụ phí SCS cho hãng tàu.

ocean-freight-la-gi3

Phụ phí THC - Terminal Handling Charge

THC là khoản phụ phí phải nộp cho hoạt động xếp, dỡ hàng hóa, tập kết container tại cảng. Loại phí này sẽ được tính dựa trên đơn vị container.

Xem thêm ngay: 

Dịch vụ Logistics là gì? Một số điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

VGM trong logistics là gì? Cách tính VGM trong logistics

Như vậy, với những chia sẻ trên, Lê Phương Logistics hy vọng bạn đã hiểu được Ocean Freight là gì và các loại phụ phí của đường biển phổ biến hiện nay rồi nhé! Bạn đang tìm kiếm đơn vị vận chuyển Trung Việt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.


Bài viết liên quan

LP49