Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam như thế nào?

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa có lịch sử lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Nền văn hóa này có sự ảnh hưởng sâu sắc đến các khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam. Vậy văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Lê Phương Logistics bạn nhé!

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong tư tưởng tôn giáo

Một trong những ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam đó là Nho giáo. Nho giáo được ra đời tại Trung Hoa bởi Khổng Tử. Nó được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, tuy nhiên, chỉ được thừa nhận một cách chính thức từ thời nhà Lý khi ông cho xây dựng công trình Văn Miếu để thờ Khổng Tử.

Thời nhà Lê đã đánh được dấu mốc quan trọng, chứng tỏ sự ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo đến tư tưởng tôn giáo của Việt Nam khi nó trở thành tư tưởng chủ đạo của giai cấp thống trị và các tầng lớp trí thức ở xã hội lúc bấy giờ.

Nho giáo đã trở thành một tư tưởng quan trọng khi xây dựng thể chế quân chủ tập quyền của nước ta cũng như là một trong những nguyên lý cơ bản để trị nước. Điều này được thể hiện rõ nhất ở chế độ khoa cử. Chế độ này được tổ chức đã giúp cho các tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có nhiều gương mặt nổi bật, đại diện cho nhân tài của quốc gia như Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Trương Hán Siêu,...

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam

Ảnh hưởng của văn minh trung hoa đến Việt Nam đến tôn giáo

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong y học cổ truyền

Y học cổ truyền Việt Nam, hay còn được gọi với cái tên khác là “Đông y”, được xem như là một nhánh của y học Trung Hoa với lịch sử hơn 3500 năm. Đông y hội tụ đầy đủ các yếu tố, hình thức trong cách điều trị của y học căn bản Trung Quốc như sử dụng kết hợp đa dạng các loại thảo mộc, trị liệu bằng các phương pháp như xoa bóp, cạo gió, châm cứu, vận khí, bấm huyệt,...

Càng đi sâu vào nghiên cứu, bạn sẽ thấy cơ sở lý luận trong Đông y được khởi nguồn từ những quan niệm vũ trụ: thuyết âm dương và thuyết ngũ hành. Trong đó, những cơ sở lý thuyết này hầu hết đều được lấy từ các cuốn sách “Hoàng đế nội kinh” và “ Thương hàn luận” của Trương Trọng Cảnh - “cái nôi” của những học thuyết về y học Trung Hoa.

Nhắc đến Đông y thì không thể không kể đến kho tàng thuốc Bắc khổng lồ và đồ sộ. Đây đều là những vị thuốc có trong tự nhiên, được khai thác và bào chế theo công thức của y học Trung Hoa. Tuy nhiên, những bài thuốc này cũng được các thầy thuốc Việt biến tấu để hợp với đặc trưng khí hậu và văn hóa của Việt Nam. 

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam1

Ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam đến y học cổ truyền

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong giáo dục

Ảnh hưởng của văn hóa trung quốc đến Việt Nam trong giáo dục, văn hóa Trung Quốc đã thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng nhất đến Việt Nam với sự liên quan mật thiết đến các tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. Điều này được thể hiện sâu sắc nhất trong chế độ khoa cử cũng như sự phát triển của các tầng lớp nho sĩ trong xã hội.

Theo lịch sử ghi chép lại, ở thời nhà Trần, chế độ khoa cử có nét tương đồng với các chế độ khoa cử của Trung Quốc với tất cả 14 khoa thi gồm 10 khoa chính thức và 4 kho phụ. Sau mỗi đợt, sẽ lấy đỗ 282 người với học vị Thái học sinh, trong đó 3 người đỗ đầu sẽ được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.

Từ những ảnh hưởng đó của văn hóa Trung Quốc mà tầng lớp nho sĩ của Việt Nam cũng dần phát triển với những gương mặt tiêu biểu như Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn,... Sự ảnh hưởng này cũng kéo theo nhu cầu học chữ nho bên cạnh việc học Quốc ngữ trong các trường học của nước ta thời bấy giờ.

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam2

Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam trong giáo dục

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong hội họa, kiến trúc, điêu khắc

Trung Quốc luôn nổi tiếng với những công trình kiến trúc đặc sắc và đồ sộ như Vạn Lý Trường Thành, cung điện, lăng tẩm,... Hội họa của đất nước tỷ dân này với lịch sử hơn 6000 năm cũng cho ra đủ các loại hình như bạch họa, bích họa và bản họa. Đặc biệt nổi tiếng là nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc. Nghệ thuật này cũng có những ảnh hưởng rất sâu sắc đến Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.

Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam dưới hình thức nghệ thuật này không chỉ được kế thừa mà còn có sự phát triển mạnh mẽ, giao thoa cùng các đặc trưng nghệ thuật vốn có của người Việt. Điều này đã tạo nên một số nét độc đáo như:

  • Kiến trúc: Việt Nam có những công trình nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo, mang đậm phong cách thời xưa như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long và một số tượng điêu khắc tứ linh (gồm long, quy, ly, phượng) và những công trình đền đài khác có sự pha trộn với những phong cách kiến trúc của Trung Hoa.

  • Hội họa: Việt Nam nổi tiếng với nghệ thuật vẽ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,...

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam3

Ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam đến nghệ thuật, cấu trúc

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong chữ viết và văn học nghệ thuật

Đối với một dân tộc, chữ viết chính là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, Trung Quốc đã cố gắng đồng hóa và áp đặt chúng ta sử dụng chữ Hán như quốc ngữ. Tuy nhiên, mưu đồ này đã bất thành khi người Việt đã sáng tạo ra kiểu chữ Nôm dựa trên nền tảng của chữ Hán.

Sự ra đời của kiểu chữ này đã được xem là một thành tựu vô cùng nổi bật của văn minh Đại Việt bởi nó vừa mang tính dân tộc nhưng cũng thể hiện được văn hóa dân gian ở trong đó. Do đó, chữ Nôm đã được quyết định là Quốc ngữ và Quốc âm của dân tộc ta thời đó.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng và chi phối của chữ Hán tới hệ thống văn học, nghệ thuật và đời sống văn hóa tinh thần của Việt Nam. Một ví dụ nổi bật nhất cho sự ảnh hưởng này là các thể thơ Đường cổ hay các dòng văn học yêu nước của dân tộc ta.

Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên của Việt Nam cũng được kế thừa và phát triển từ văn hóa Trung Hoa như bàn tính, lịch can chi,... cho đến thời điểm hiện tại.

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam4

Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam trong văn học

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong lịch sử

Sự ảnh hưởng rõ nét nhất của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam được thể hiện ở lịch sử. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam có thể nói là một dân tộc có bề dày về mặt văn hóa và lịch sử. Từ thời các triều đại của Vua Hùng đến thời kỳ Bắc thuộc đều có sự ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn minh, văn hóa Trung Hoa.

Tuy nhiên, những sự ảnh hưởng đó chưa hẳn là tiêu cực mà nó sẽ là “đòn bẩy”, là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển văn hóa sâu sắc theo một cách riêng. Những thứ chúng ta đang thấy nó đã được chắt lọc sao cho hòa hợp với văn hóa của Việt Nam.

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong lễ hội, ẩm thực

Ẩm thực Trung Hoa là một trong những nền ẩm thực phong phú và đặc sắc nhất tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Với bề dày lịch sử hơn 5000 năm, ẩm thực Trung Hoa là sự tổng hòa và dung nhập của nhiều vùng miền với những khí hậu, thời tiết và cách chế biến riêng biệt. Điều này đã tạo nên cho Trung Quốc một bức tranh ẩm thực đồ sộ và độc đáo.

Sự đa dạng trong ẩm thực của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ẩm thực của đất nước tỷ dân này với sự biến tấu và phát triển như vịt quay, bún, lẩu,...

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam5

Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam trong ẩm thực

Văn hóa Trung Quốc ảnh hướng đến Việt Nam trong chính trị

Sự ảnh hưởng rõ ràng nhất của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam thể hiện ở chính trị xã hội sau thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam trong chính trị nước ta đã có sự xáo trộn và thay đổi đáng kể khi văn hóa Trung Hoa tràn vào nước ta. Điều này thể hiện rõ nhất là khi thể chế tổ chức bộ máy tập quyền mà đứng đầu là vua, sau đó là các tể tướng, tướng quân,... cũng được Việt Nam tiếp thu và biến tấu.

Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng về chính trị cũng được thể hiện rõ qua các phát minh như kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in,...

Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam công nghiệp

Trung Quốc được đánh giá là một trong những cường quốc lớn trên thế giới, sự tiến bộ về các công trình, phương tiện, công nghệ,... tất cả các lĩnh vực đều đứng TOP thế giới. Là hàng xóm thân cận và cũng là một đối tác, người bạn của Trung Quốc thì sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam như sau:

Về công nghệ kỹ thuật: Việt Nam luôn học tập và làm theo công nghệ, điện tử, máy móc... mà Trung Quốc đang có để áp dụng cho đất nước.

Là đối tác chiến lược: Vì là hàng xóm thân thiết, Việt Nam luôn là đối tác số 1 trong các lĩnh vực công nghiệp và khoa học.

Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam trong phong tục

Mặc dù Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời có những phong tục truyền thống được truyền từ rất lâu nhưng mà không thể phủ nhận 1 điều rằng dưới sự đô hộ 1000 năm của Trung Quốc thì đã xuất hiện ít nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam.

Điều gây tranh cãi lớn nhất là " nguồn gốc tết nguyên đán", rất người và Trung Quốc cho rằng tết nguyên đán là do Trung Quốc du nhập vào vào Việt Nam, nhưng theo sự tích câu truyện " Bánh chưng bánh dày " thì người Việt Nam đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả thời gian 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ.

Lịch vạn niên ( Âm Lịch) đây là loại lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong quá trình 1000 năm Bắc Thuộc thì các tính ngày ( âm lịch ) của Trung là một trong những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đến Việt Nam. 

>> Có thể bạn quan tâm: Trung Quốc có mấy múi giờ? và múi giờ chính của Trung Quốc

van-hoa-trung-quoc-anh-huong-den-viet-nam6

Nói chung, sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam là vô cùng lớn. Sự ảnh hưởng đó có thể là tích cực mà cũng có thể tiêu cực. Dù sao nó cũng góp một phần rất quan trọng vào lịch sử văn hiến và nền văn minh của Việt Nam, đúng không?

Bài viết liên quan

LP49