Mách bạn kỹ năng và cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu

Với những đơn vị logistics, để đứng vững được trên thị trường thì cần đòi hỏi phải liên tục tìm kiếm khách hàng mới. Vậy làm sao để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cho những đơn vị logistics? Sau đây đơn vị Lê Phương Logistics sẽ chia sẻ cho các bạn biết kỹ năng tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mà chúng tôi đã nghiên cứu hơn 10 năm sau khi làm dịch vụ vận chuyển.

tim-kiem-khach-hang-xuat-khau4

Cách tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu

Một số nguyên tắc khi tìm kiếm khách hàng xuất khẩu

Để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cho công ty logistics, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Hiểu rõ thế mạnh của công ty, từ đó tập trung vào việc giới thiệu những điểm mạnh cho những khách hàng đang có nhu cầu về xuất khẩu.

  • Hiểu rõ được các phương thức vận chuyển để từ đó tư vấn cho khách hàng phương thức và giá cả phù hợp nhất với họ.

  • Hiểu rõ công ty/doanh nghiệp của mình mạnh về mảng trucking, cước hay các dịch vụ hải quan và thể hiện cho khách hàng thấy đây là một lợi thế tuyệt đối đối với họ.

Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu từ những nguồn nào?

Bạn có thể tìm kiếm khách hàng xuất khẩu từ những nguồn sau:

Các website B2B

Ngày nay, chỉ cần tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy có đến hàng trăm các website B2B đang hoạt động trong lĩnh vực giao dịch quốc tế. Do đó, các công ty xuất khẩu có thể nắm rõ những điều này để sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Một nguyên tắc chung khi bạn tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các website B2B đó là bạn cần phải đăng ký làm supplier trên nền tảng này, sau đó đăng thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn và đợi người mua liên hệ.

Ưu điểm

  • Dễ dàng tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng và nhu cầu sử dụng dịch vụ cao.

Nhược điểm

  •  Việc tìm kiếm khách hàng xuất khẩu sẽ khá bị động.

  •  Một số website có thể mất phí khi đăng tải.

👉 Có thể bạn quan tâm: Logistics ngược là gì?

tim-kiem-khach-hang-xuat-khau

Kỹ năng tìm kiếm khách hàng xuất khẩu trên website B2B

Công cụ tìm kiếm Google

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Google khi tìm kiếm khách hàng xuất khẩu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu đều xuất hiện trực tuyến trên Google với những website riêng của họ. Việc của bạn chỉ cần sử dụng những từ khóa thích hợp để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Sau đó, hàng loạt các kết quả sẽ được trả về và bạn chỉ việc lọc những tên công ty phù hợp và tiếp tục tìm kiếm website, số điện thoại liên hệ của họ trên Google.

Ưu điểm

  • Là một bước tìm kiếm khá đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được.

Nhược điểm

  • Mất khá nhiều thời gian để lọc danh sách và tìm kiếm cách tiếp cận với những đối tượng đó.

tim-kiem-khach-hang-xuat-khau1

Kỹ năng tìm kiếm khách hàng xuất khẩu trên Google

Mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Twitter, Facebook, Linkedin, Instagram,... cũng là một nguồn để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu khá phong phú. Bạn có thể đăng tải những bài viết để mời chào về dịch vụ hoặc PR công ty cho những doanh nghiệp khác có nhu cầu về xuất khẩu hya cần thuê dịch vụ forwarder.

Một số gợi ý của Lê Phương Logistics khi bạn tìm kiếm khách hàng xuất khẩu trên nền tảng Linkedin và Facebook như sau:

  • Đối với Linkedin: Hãy tìm chính xác PIC dựa trên những chức danh công việc mà người đó đang nắm trong công ty. Sau đó, hãy thêm họ vào danh sách khách hàng của mình, nhắn tin chào hàng bằng việc trao cho họ thật nhiều những giá trị dựa trên điều mà họ quan tâm.

  • Đối với Facebook: Bạn có thể tìm kiếm khách hàng xuất khẩu thông qua những hội nhóm về xuất nhập khẩu hay những hội nhóm liên quan đến ngành hàng mục tiêu tại các nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp cho Fanpage hoặc Profile của những khách hàng mục tiêu đó.

Ưu điểm

  • Tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng.

  • Có thể chủ động tương tác với những khách hàng mục tiêu.

  • Không tốn chi phí.

Nhược điểm

  • Chưa chắc đã có thể chốt đơn được 100%.

tim-kiem-khach-hang-xuat-khau2

Cách tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu trên Social

Hội chợ

Đây là cách làm khá truyền thống mà nhiều người áp dụng. Với cách làm này, bạn có thể cập nhật thông tin về những sự kiện hội chợ thuộc ngành của mình tại thị trường xuất khẩu mục tiêu, sau đó tham gia theo hướng dẫn của ban tổ chức là xong.

Ưu điểm

  • Tiếp cận được với những khách hàng có tỷ lệ chốt đơn cao.

  • Khả năng chuyển đổi thành khách hàng trung thành khá lớn.

Nhược điểm

  • Cần tốn thêm một khoản chi phí tham gia hội chợ.

tim-kiem-khach-hang-xuat-khau3

Có thể bạn quan tâm:

SOP là gì? và SOP là gì trong logistics?

Outbound Logistics là gì? Quy trình hoạt động của Outbound Logistics

Như vậy, với những chia sẻ trên, Lê Phương Logistics hy vọng bạn đã biết cách để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cũng như những kỹ năng tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu. Nếu bạn cần tư vấn về các đường nhập khẩu hoặc tư vấn nguồn hàng thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi, chúng tôi sẽ có đội ngũ giàu kinh nghiệp tư vấn và giúp đỡ bạn.

Bài viết liên quan

LP49