Phí OF là gì? Các loại phụ phí cước biển phổ biến hiện nay

Trên thực tế, có rất nhiều thuật ngữ viết tắt trong logistics khiến nhiều người mới bắt đầu bước chân vào ngành rất hoang mang. Nếu bạn cũng là người mới và chưa biết phí OF là gì, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Lê Phương Logistics để tìm hiểu nhé!

Phí OF là gì?

Phí OF là viết tắt của cụm Ocean Freight surcharges có nghĩa là phụ phí cước biển. Đây là loại phí sẽ được tính thêm vào biểu giá của hãng tàu hay công hội. Có thể nói, phí OF là phụ phí giúp bù đắp khoản chi phí phải phát sinh hoặc làm giảm doanh thu của hãng tàu. Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể như sự biến động của giá nhiên liệu, bùng phát chiến tranh hay thiếu container,... mà khoản phí này sẽ được thu với từng loại cụ thể.

Thông thường, phí OF sẽ không cố định và thường xuyên có sự thay đổi. Việc thay đổi này sẽ được hãng tàu thông báo trước cho người gửi trong một khoảng thời gian ngắn trước khi trực tiếp áp dụng. Do đó, khi gửi hàng, bạn cần phải chú ý để có thể cập nhật bảng giá mới nhất để tránh “mất tiền oan”.

phi-of-la-gi2

Phí OF là gì?

Ai là người trả phí OF?

Theo nguyên tắc, tùy vào điều kiện giao hàng mà người trả phí OF sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Xét theo điều kiện FAS, FCA, EXM, FOB thì người mua sẽ cần phải trả khoản phụ phí OF này.

  • Xét theo điều kiện CPT, CIF, CIP, CPT, ĐP, DAP, DAT hay các điều kiện khác thì người mua sẽ không cần trả các khoản phụ phí này. Thay vào đó, bên bán (tức nhà cung cấp) sẽ là người đứng ra chi trả mọi khoản phí.

>> Có thể bạn bạn quan tâm: CO là gì? Các loại CO được ưu đãi và không ưu đãi

phi-of-la-gi

Các loại phụ phí cước biển phổ biến hiện nay

Phí OF sẽ bao gồm nhiều loại phụ phí khác nhau. Một số loại phụ phí cước biển bạn thường gặp có thể kể đến như:

  • Phí BAF - phụ phí biến động giá nhiên liệu: Đây là loại phụ phí ngoài cước biển mà hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng với mục đích nhằm bù đắp khoản chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.

  • Phí CAF - phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ: Đây là khoản phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp khoản phí phát sinh do tỷ giá ngoại tệ biến động.

  • Phí CIC - phụ phí mất cân đối vỏ container: Đây là khoản phí mà hãng tàu sẽ thu nhằm bù đắp cho khoản phí phát sinh khi tiến hành vận chuyển container từ địa điểm thừa container đến nơi thiếu container.

  • Phí COD - phụ phí thay đổi nơi đến: Khoản phí này sẽ được thu khi chủ hàng có nhu cầu thay đổi địa điểm đến của lô hàng. Việc thay đổi đích đến sẽ làm phát sinh thêm các loại phí khác như phí xếp dỡ, phí lưu container, phí đảo thuyền,... Do đó, hãng tàu cần thu khoản phí này để bù đắp lại chi phí phát sinh.

  • Phí DDC - phụ phí giao hàng tại cảng đến: Phụ phí này không hề liên quan đến việc giao - nhận hàng hóa. Thực chất, hãng tài thu loại phí này để bù đắp lại những chi phí dỡ hàng, sắp xếp container trong cảng và phí khi ra vào cổng cảng. Có thể nói, loại phí này thường phát sinh khi tàu đến cảng đích.

  • Phí PCS - phụ phí kênh đào Panama: Đây là khoản phí được thu khi lô hàng di chuyển qua kênh đào Panama.

  • Phí PCS - phụ phí tắc nghẽn cảng: Đây là khoản phụ phí được thu khi cảng xếp hoặc dỡ hàng gặp phải tình trạng ùn tắc kéo dài. Điều này sẽ khiến tàu bị chậm trễ và sẽ dẫn đến những khoản chi phí phát sinh khác.

  • Phí PSS - phụ phí mùa cao điểm: Đây là khoản phụ phí được thu vào giờ cao điểm do vào thời điểm này, nhu cầu vận chuyển tăng mạnh.

  • Phí WRS - phụ phí chiến tranh: Đây là khoản phí mà hãng tàu sẽ thu của chủ hàng để bù đắp cho khoản chi phí phát sinh nếu có rủi ro do chiến tranh gây ra.

  • Phí THC - phụ phí xếp dỡ hàng hóa: Đây là khoản phụ phí được thu trên mỗi container hàng hóa với mục đích để bù đắp cho khoản chi phí khi thực hiện những hoạt động như xếp/dỡ hàng, tập kết container,...

>>> Xem thêm ngay: Hàng Auth và hàng Real là gì?

phi-of-la-gi1

>> Xem thêm ngay: CO form E là gì? Các tiêu chí về xuất xứ trong CO form E

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu được phí OF là gì và các loại phí OF thường gặp rồi nhé! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thuật ngữ Logistics hoặc nhập khẩu, vận chuyển thì vui lòng liên hệ trực tiếp cho Lê Phương Logistics, các nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn sớm nhất có thể.

Bài viết liên quan

LP49