Vendor là gì? Cách phân biệt Vendor với Supplier và Seller
Nếu bạn vẫn còn mơ hồ không biết Vendor là gì thì bài viết dưới đây của Lê Phương Logistics sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Vendor cũng như phân biệt Vendor với Supplier và Seller nhé!
Vendor là gì?
Vendor là những cá nhân hoặc tổ chức có vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức khác trong chuỗi cung ứng với mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Hiểu một cách đơn giản, Vendor sẽ là mắt xích cuối cùng giúp đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay của người tiêu dùng cuối cùng. Thông thường, Vendor sẽ nhập hàng hóa từ các đại lý, nhà phân phối hay nhà sản xuất (nếu sản phẩm đó không được phân phối qua các bên trung gian) với giá sỉ. Sau đó sẽ bán lại cho người tiêu dùng với giá rẻ. Do đó, có thể thấy, Vendor vừa là người bán và cũng vừa là người mua.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp Vendor có thể tự sản xuất ra sản phẩm của riêng mình để bán mà không cần nhập hàng từ các bên thứ 3. Do đó, giá thành sẽ được các Vendor tự quyết định mà không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị nào.
Mỗi Vendor có thể bán sản phẩm theo nhiều hình thức khác nhau như:
B2B - Business to Business: Hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
B2C - Business to Consumer: Hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng.
B2G - Business to Government: Hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp và chính phủ.
Vendor là gì?
Phân biệt Vendor với Supplier và Seller trong chuỗi cung ứng
Để phân biệt Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng, bạn cần phải hiểu quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng cũng như vị trí của những thành phần này. Điều này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát và trực quan hơn, dễ dàng phân biệt được vai trò của các thành phần trong chuỗi cung ứng.
Theo như sơ đồ trên, bạn sẽ nhận thấy được rằng:
Supplier: Là người cung cấp các nguyên vật liệu cho nhà sản xuất, doanh nghiệp.
Manufacturer: Là người sẽ sử dụng các nguyên vật liệu được cung cấp từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.
Distributor: Sản phẩm sau khi đã được sản xuất sẽ được vận chuyển đến các nhà phân phối khu vực hoặc độc quyền, nhà bán lẻ,...
Vendor và Seller: Là hai thành phần có cùng cấp bậc, sẽ trực tiếp nhập các sản phẩm từ các nhà phân phối để bán.
Customer: Là người tiêu dùng cuối cùng.
Có thể bạn quan tâm:
Thuế hải quan là gì? Thời gian nộp thuế hải quan là bao lâu?
Nộp thuế hải quan điện tử là gì? Cách nộp thuế hải quan điện tử mới nhất
Phân biệt Vendor và Supplier
Về cơ bản, Vendor và Supplier đều là các thành phần rất quan trọng trong chuỗi cung ứng. Khi xét theo nghĩa tiếng Việt, bạn sẽ rất khó để phân biệt 2 thành phần này. Tuy nhiên, khi đặt nó trong chuỗi cung ứng, bạn sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt giữa Vendor và Supplier.
Nếu Vendor có vị trí ở gần cuối trong chuỗi cung ứng, có tác dụng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì Supplier lại đứng ở vị trí đầu tiên, đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất để tạo ra sản phẩm. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy, ở Supplier, sản phẩm chưa được hình thành và sản xuất còn ở Vendor, sản phẩm đã được làm ra một cách hoàn chỉnh, sẵn sàng đưa đến tay người tiêu dùng.
Dưới đây là bảng so sánh Vendor và Supplier mà bạn có thể tham khảo:
Tiêu chí | Vendor | Supplier |
Vị trí đứng trong chuỗi cung ứng | Nằm ở vị trí gần cuối trong chuỗi cung ứng | Nằm ở vị trí đầu trong toàn bộ chuỗi cung ứng |
Vai trò | Đưa, bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng | Cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất/doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm. |
Mục tiêu | Bán sản phẩm | Tạo ra sản phẩm |
Số lượng | Chỉ có 1 sản phẩm duy nhất được tạo ra | Cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm |
Quan hệ kinh doanh | B2B, B2C, B2G | B2B |
Mối quan hệ với nhà sản xuất | Gián tiếp | Trực tiếp |
Mối quan hệ với người tiêu dùng | Trực tiếp | Không liên quan đến người tiêu dùng. |
Phân biệt Vendor và Seller
Theo như sơ đồ chuỗi cung ứng, bạn có thể thấy được rằng Vendor và Seller có cùng cấp bậc với nhau, đều có nhiệm vụ đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Vậy Vendor và Seller có điểm gì khác biệt nhau?
Với Vendor, quy mô hoạt động có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân. Ngược lại, Seller thường chỉ là một cá nhân bán hàng. Do đó, Seller luông mang nghĩa hẹp hơn so với Vendor.
Hơn nữa, Vendor có thể nhập hàng hóa từ các nhà phân phối để bán nhưng cũng có thể tự sản xuất sản phẩm cho riêng mình và có quyền tự định giá bán cho sản phẩm là giá lẻ hay giá sỉ. Bên cạnh đó, các sản phẩm mà Vendor tự sản xuất ra thường có giá rẻ hơn bởi nó không cần qua các khâu trung gian. Trong khi đó, Seller không làm được như vậy. Seller chỉ có thể nhập các sản phẩm từ nhà phân phối và bán lại cho người tiêu dùng với giá lẻ.
>> Xem thêm ngay: Các nguyên nhân khiến hàng hóa bị hải quan giữ
Bạn có thể tham khảo bảng so sánh Vendor và Seller dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa 2 thành phần này.
Tiêu chí | Vendor | Seller |
Quy mô | Là doanh nghiệp hoặc cá nhân | Cá nhân |
Nguồn hàng | Tự sản xuất Nhập hàng từ các nhà phân phối | Nhập hàng từ các nhà phân phối |
Giá bán | Giá lẻ hoặc giá sỉ | Giá lẻ |
>> Xem thêm ngay: Đơn hàng đang được hải quan xử lý là sao?
Như vậy, với những chia sẻ trên, Lê Phương Logistics hy vọng bạn đã hiểu hết về Vendor là gì và phân biệt được Vender với Supplier và Seller rồi nhé, nếu bạn đang có câu hỏi về nguồn hàng hay tư vấn về vận chuyển thì hãy liên hệ ngay tới đơn vị vận chuyển Lê Phương Logistics để nhận được tư vấn tốt nhất.