Supplier là gì? Ý nghĩa của Supplier đối với doanh nghiệp

Nếu đang hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng thì chắc chắn bạn không còn quá xa lạ gì với thuật ngữ Supplier. Tuy nhiên, với những người mới có lẽ vẫn chưa hiểu rõ Supplier là gì. Xem ngay bài viết này để tìm hiểu thêm về Supplier bạn nhé!

1. Supplier là gì?

Supplier hay còn gọi là " nhà cung ứng, là khái niệm để chỉ một cá nhân hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho một đơn vị, cá nhân khác". Mỗi một giao dịch hàng hóa hay bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào khác đều cần được thực hiện bởi từ 2 đối tượng trở lên, và gồm Supplier và người mua.

Supplier sẽ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm, dịch vụ và người mua sẽ là người bỏ tiền ra để mua những mặt hàng này. Mỗi một đơn vị có thể có một hoặc nhiều hơn nhà cung ứng.

supplier-la-gi2

Supplier là gì?

2. Các loại supplier trong ngành logistics

Trong logistics, supplier được chia thành nhiều loại, mỗi loại giữ vai trò riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Dưới đây là 4 loại supplier phổ biến:

Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Đây là những supplier cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Như thép, gỗ, nhựa, hóa chất, vải… Họ đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics: Nhóm supplier này cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận chuyển, kho bãi hoặc quản lý hậu cần. Ví dụ, Lê Phương Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển Trung - Việt.

Nhà cung cấp thành phần: Supplier này sẽ cung cấp linh kiện, các bộ phận cần thiết để lắp ráp, sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ như màn hình máy tính, phụ tùng xe máy, ô tô…

Nhà cung cấp sản phẩm hoàn thiện: Đây là các supplier cung cấp hàng hóa đã hoàn thiện, sẵn sàng để phân phối hàng hóa tới các nhà bán hàng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ một công ty chuyên cung cấp đồ điện tử, hàng thời trang trên các gian hàng tại Taobao, Alibaba cho các doanh nghiệp, cá nhân khác.

Mỗi loại supplier đều có vai trò riêng, phù hợp với từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Cá nhân, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu để lựa chọn loại supplier phù hợp.

3. Những đặc trưng cơ bản của nhà cung ứng và thị trường cung ứng

3.1. Đặc trưng của nhà cung ứng

Supplier được định hình bởi những đặc trưng cơ bản sau đây, những yếu tố này phản ánh vai trò và các tiêu chí lựa chọn supplier trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp:

Cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Supplier cung cấp nguyên liệu thô, thành phần, sản phẩm hoàn thiện hoặc dịch vụ logistics liên quan đến vận chuyển, kho bãi nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Độ tin cậy: Khả năng giao hàng đúng hạn và đảm bảo được nguồn cung ổn định được coi là yếu tố cốt lõi, làm giảm thiểu khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng.

Chất lượng hàng hóa: Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ được cung ứng bởi supplier sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng và uy tín của doanh nghiệp.

Đáp ứng linh hoạt: Supplier cần linh hoạt trong việc đáp ứng yêu cầu về số lượng, thời gian, chủng loại sản phẩm, dịch vụ dựa theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Chi phí cạnh tranh: Hiện nay chuỗi cung ứng ngày càng phát triển, vì thế để tạo lợi thế cạnh tranh thì giá cả/chi phí hợp lý sẽ là một trong những yếu tố then chốt giúp các supplier nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu chi phí đầu vào thấp, thì các doanh nghiệp sản xuất cũng có thể cung cấp sản phẩm hoàn thiện với giá cả cạnh tranh hơn.

3.2. Đặc trưng của thị trường cung ứng

Một số người nhầm lẫn rằng giữa các yếu tố về đặc trưng của thị trường cung ứng với đặc trưng của nhà cung ứng. Thị trường cung ứng bao gồm tất cả các nhà cung ứng (có thể là 1 ngành/lĩnh vực cụ thể hoặc tất cả các lĩnh vực) với các điều kiện cạnh tranh liên quan tới việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào. Dưới đây là một số đặc trưng của thị trường cung ứng:

Mức độ cạnh tranh khác nhau: Có thể là cạnh tranh hoàn hảo (gồm nhiều nhà cung cấp) hoặc cạnh tranh không hoàn hảo (ít nhà cung cấp, thậm chí là cạnh tranh độc quyền). Đặc điểm này sẽ tác động đến hoạt động mua sắm, dự trữ của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng đến khả năng thương lượng: Nếu thị trường có nhiều nhà cung ứng thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế để đàm phán về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…; ngược lại nếu ít nhà cung ứng thì doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về khả năng đàm phán.

Biến động về giá cả và nguồn cung ứng: Giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường, mùa vụ… do đó sẽ tác động đến chi phí đầu vào mà doanh nghiệp cần chi trả.

Tính liên kết trong mạng lưới cung ứng: Mạng lưới này hình thành khi nhiều supplier phối hợp với nhau hoặc với doanh nghiệp để cung cấp nguyên liệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ. Đặc điểm này mô tả cách các supplier tương tác trong chuỗi cung ứng

>> Xem thêm ngay: Thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?

supplier-la-gi

4. Những tiêu chuẩn mà một nhà cung ứng Supplier cần đáp ứng

Trong kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm được những nguyên liệu đầu vào đảm bảo yêu cầu cũng như tối ưu được chi phí khi nhập. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tìm được những nhà cung cấp đủ tốt, đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

  • Giá cả: Nhà cung cấp cần tự hỏi và trả lời những câu hỏi về giá cả dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như giá cả đưa ra liệu doanh nghiệp có đáp ứng được không, điều kiện thanh toán có phù hợp với cả 2 bên không, có thích hợp với hàng hóa của doanh nghiệp không...

  • Chất lượng: Chất lượng của hàng hóa có tương xứng với mức giá đã đề ra không? Có đáp ứng được đủ những tiêu chuẩn về chất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp không?

  • Thời gian giao hàng: Nhà cung ứng cần đáp ứng được đúng lịch hẹn, đúng chất lượng và số lượng hàng hóa như đã cam kết.

  • Khả năng hợp tác lâu dài: Việc tìm kiếm được một nhà cung cấp có thể hợp tác lâu dài còn phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng hỗ trợ kỹ thuật, đổi mới và đáp ứng linh hoạt với sự thay đổi nhu cầu của doanh nghiệp. Nhờ đó mà quá trình hợp tác sẽ giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa chi phí.

Khi đã đáp ứng được những tiêu chí ở trên, Supplier sẽ là nền móng vững chắc cho doanh nghiệp, hỗ trợ họ phát triển được nhiều sản phẩm tốt hơn nữa và mang lại lợi nhuận cho cả 2 bên.

>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt giữa Deferred LC và Upas LC

supplier-la-gi1

5. Ý nghĩa của Supplier đối với doanh nghiệp

Dù không thuộc vào phạm vi quản lý hay mang lại nguồn lợi nhuận một cách trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng Supplier có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể sản xuất hay kinh doanh bất cứ một sản phẩm nào nếu thiếu Supplier.

  • Đảm bảo hoạt động liên tục: Supplier cung cấp nguyên liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh liên tục, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng.

  • Tác động đến chất lượng sản phẩm: Chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ từ supplier ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng. Một supplier đáng tin cậy sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và xây dựng được uy tín, niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu.

  • Tối ưu chi phí và hiệu quả: Các supplier cung cấp được nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ với giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận hành, tối ưu hóa quy trình logistics và nâng cao lợi nhuận kinh doanh.

  • Xây dựng mối quan hệ chiến lược: Một supplier tốt không chỉ là nhà cung cấp mà còn là đối tác chiến lược, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm, cải thiện quy trình hoặc mở rộng quy mô kinh doanh.

  • Phát triển bền vững: Supplier áp dụng các tiêu chuẩn môi trường hoặc trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm thân thiện với môi trường.

  • Giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng: Supplier đáng tin cậy giúp giảm thiểu rủi ro về thiếu hụt nguồn cung, biến động giá cả hoặc các vấn đề pháp lý, từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.

Xem thêm ngay: 

LC là gì? Phân loại thư tín dụng chứng từ LC

Phí OF là gì? Các loại phụ phí cước biển phổ biến hiện nay

Như vậy, qua bài viết trên, Lê Phương Logistics hy vọng bạn đã hiểu hết được Supplier là gì cũng như ý nghĩa của Supplier đối với doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0966.283.368 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé!

Bài viết liên quan

LP49