Phí CIC là gì? Tất tần tật thuật ngữ về CIC mà bạn cần phải biết

Để tối ưu chi phí cũng như tránh rủi ro trong quá trình nhập khẩu thì bạn cần tìm hiểu rõ các loại phí liên quan đến quá trình này. Hôm nay Lê Phương Logistics sẽ bật mí thông tin chi tiết về phí CIC là gì? cách tính phí CIC thông qua bài viết sau. 

Phí CIC là gì?

Phí CIC (Container Imbalance Charge) là khoản phí thu thêm từ khách hàng khi có sự mất cân bằng giữa số lượng container ở cảng này so với cảng khác. Phí này nhằm hỗ trợ hãng tàu bù đắp chi phí di chuyển container rỗng giữa các cảng khi phát sinh tình trạng dư hoặc thiếu container tại một khu vực. Mức phí CIC có thể khác nhau tùy theo tuyến vận chuyển và từng hãng tàu, giúp hỗ trợ việc duy trì và điều phối nguồn container hiệu quả hơn.

Trong xuất nhập khẩu, phí CIC là một loại phú thường có thể được thu để bù đắp mức phí vận chuyển của vận tải biển. Đây là một khoản phụ phí nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng về số lượng container rỗng giữa các khu vực/ quốc gia khác nhau. 

Có thể bạn quan tâm:

ISF là gì? Khai báo ISF gồm những thông tin gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Các mặt hàng xuất khẩu tại chỗ

phi-cic-la-gi

Phí CIC là gì?

Khi nào nộp phí CIC?

Phụ phí CIC sẽ có mức nhất định cho mỗi loại container và tùy vào từng hãng tàu và tuyến đường vận chuyển sẽ có thời điểm cụ thể phụ thuộc vào thời điểm mất cân bằng container. Thông thường thì phí CIC sẽ được đóng trước khi hàng hóa bắt đầu hành trình. Bạn nên thanh toán phí CIC đúng thời điểm giúp đảm bảo tiến độ của quá trình vận chuyển và giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ hàng về 

Phí CIC bên nào chịu?

Có lẽ bạn đang thắc mắc bên nào sẽ phải chịu phí CIC? Câu trả lời đó là phải phụ thuộc vào hợp đồng vận chuyển. Khi ký hợp đồng, việc nắm rõ bên nào sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phí CIC là cần thiết để tránh phát sinh tranh chấp hoặc chi phí không cần thiết.

Tuy nhiên đối với trường hợp khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu đầu tiên và có phí CIC phát sinh, trách nhiệm thanh toán phí này chắc chắn sẽ thuộc về bên mua hàng hoặc bên nhập khẩu. Bởi vì là do container rỗng đã được trả lại và hãng tàu sẽ tính thêm phí CIC để vận chuyển các container rỗng đến nơi khác để sử dụng. 

phi-cic-la-gi1

Phí CIC là gì? bên nào chịu phí này

Điều kiện để cộng thu phí CIC

Việc cộng thu phí CIC vào giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều điều có thể kể đến bao gồm hợp đồng mua bán, tuyến vận chuyển, tình hình cụ thể tại cảng và mức độ mất cân đối container. Trong một số trường hợp, phí CIC sẽ  được cộng vào giá trị hàng hóa để tính thuế xuất nhập khẩu, giúp đảm bảo tính chính xác trong việc hạch toán chi phí.

Cách tính phí CIC

Trong trường hợp nếu phụ phí CIC liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá nhập khẩu và được xem là khoản điều chỉnh phí cộng, thì phải được tính vào trong cùng giá trị của hàng hoá. Trong trường hợp phụ phí CIC được coi là một phần của trị giá hàng nhập khẩu, việc xác định trị giá sẽ tuân theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Hiện tại, việc xác định giá trị hải quan và việc tính thuế xuất nhập khẩu được thực hiện đúng quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, quy định này hiệu lực từ ngày 5/6/2018. Từ đó bạn sẽ tính được tính phí CIC là bao nhiêu.

phi-cic-la-gi2

Phí CIC là gì? và cách tình phí CIC

Mong rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ về phí CIC là gì? để có thể giúp bạn quản lý chi phí nhập khẩu hiệu quả hơn, đồng thời tuân thủ các yêu cầu của hãng tàu và các quy định trong nhập khẩu. Để có những chuyến hàng vận chuyển nhanh chóng và an toàn bạn hãy liên hệ ngay Lê Phương Logistics.

Bài viết liên quan

LP49