CIF là gì? Tất tần tật thông tin chi tiết về CIF mà bạn cần biết
Trong xuất nhập khẩu thường xuất hiện rất nhiều thuật ngữ, một trong số đó, cif là một thuật ngữ quan trọng bạn nhất định cần phải biết. Vậy cif là gì trong xuất nhập khẩu. Hãy cùng đơn vị order Taobao Lê Phương Logistics tìm hiểu tất tần tật thông tin chi tiết về cif thông qua bài viết sau đây.
CIF là gì?
CIF (Cost, Insurance, and Freight) có nghĩa là chi phí, bảo hiểm và cước phí, là một điều kiện thương mại quốc tế trong Incoterms (Quy tắc thương mại quốc tế). Trong đó người bán sẽ chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cảng đích, nhưng rủi ro sẽ chuyển qua người mua khi hàng qua lan can tàu.
Theo điều kiện CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả:
Chi phí hàng hóa từ kho của mình đến cảng xuất khẩu.
Cước phí vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng đích.
Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được bảo vệ trước các rủi ro.
Tuy nhiên, người mua vẫn phải chịu các chi phí phát sinh sau khi hàng cập cảng đích, như thuế nhập khẩu, chi phí dỡ hàng, và vận chuyển nội địa.
Chú ý rằng cif chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa, không áp dụng cho các phương tiện vận chuyển khác như đường bộ và đường hàng không.
Có thể bạn quan tâm:
Phí CAF là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính phí CAF
Thông quan là gì? Tất cả các thông tin bạn cần biết đều có ở đây

CIF là gì?
Giá CIF là gì?
Giá CIF là tổng chi phí mà người bán phải gánh chịu để đưa hàng hóa đến cảng đích, sẽ được tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng
Cụ thể ta có công thức tính giá cif đó là:
Giá cif = Tiền hàng + bảo hiểm + cước phí vận chuyển + phí khác
Số CIF là gì?
Số CIF ( Customer Information File ) là tệp thông tin khách hàng, thường được dùng để lưu trữ tất cả thông tin liên liên quan về về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng và đặc biệt là các thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng.
Việc xác định rõ số CIF giúp các bên đối tác và cơ quan hải quan dễ dàng tra cứu thông tin về giao dịch, giá trị hàng hóa và điều kiện vận chuyển.

Trách nhiệm của bên mua và bên bán theo điều kiện CIF
Theo điều kiện của cif bên mua và bên bán có một số trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của bên bán
Chuẩn bị hàng hóa, đóng gói, và giao hàng tại cảng xuất khẩu.
Chi trả phí vận chuyển đến cảng đích.
Mua bảo hiểm hàng hóa
Cung cấp các chứng từ liên quan như hóa đơn thương mại, vận đơn, và chứng nhận bảo hiểm.
Trách nhiệm của bên mua
Thanh toán giá CIF cho người bán.
Nhận hàng tại cảng đích.
Chịu các chi phí phát sinh sau khi hàng đến cảng, như thuế nhập khẩu, chi phí dỡ hàng và vận chuyển nội địa.
Chịu rủi ro đối với hàng hóa sau khi chúng được giao lên tàu tại cảng xuất khẩu.
Điều kiện CIF mang lại sự tiện lợi lớn cho bên mua khi phần lớn trách nhiệm về vận chuyển và bảo hiểm thuộc về người bán. Tuy nhiên, để đảm bảo giao dịch an toàn và hiệu quả, các bên cần thấu hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng cũng như chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết.
Những lưu ý khi sử dụng điều kiện của cif trong xuất nhập khẩu
Khi sử dụng điều kiện cif trong xuất nhập khẩu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Cif chỉ áp dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa không áp dụng cho đường bộ hoặc đường sắt.
Cif là điều kiện thuận lợi cho người bán, còn đối với người mua sẽ có nguy cơ chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vì thế nếu bạn là người mua cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng hàng hóa khi nhận hàng và yêu cầu bồi thường nếu có rủi ro hàng hóa.
Người bán nên đưa ra một mức giá cif cao hơn giá của thực tế của hàng hóa để có lợi nhuận tốt vì điều kiện cif không minh bạch về chi phí vận chuyển và bảo hiểm đối với người mua.

Hy vọng qua bài viết mà Lê Phương Logistics cung cấp bên trên, bạn đã hiểu chi tiết về CIF là gì?. Nếu bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với vận chuyện Trung Việt Lê Phương Logistics để được tư vấn và hỗ trợ về dịch vụ vận chuyển Trung Việt nhanh chóng và an toàn.