Incoterms là gì? Thông tin quan trọng nhất định bạn phải biết về Incoterm 2020
Incoterms là một trong những thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng cần nắm rõ. Sau đây Lê Phương Logistics sẽ cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về Incoterms là gì? mục đích, đến giá trị pháp lý và các lưu ý quan trọng khi áp dụng trong order Taobao và logistics.
Incoterms là gì?
Incoterms (International Commercial Terms) là bộ quy tắc thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xây dựng, nhằm quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương tiêu chuẩn hóa các điều kiện thương mại giữa các bên trong hoạt động mua bán quốc tế.
Incoterms quy định rõ trách nhiệm, rủi ro và chi phí giữa người mua và người bán tại từng giai đoạn vận chuyển hàng hóa. Incoterms được công nhận và sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, Incoterms 2020 là bộ quy tắc thương mại quốc tế phiên bản mới nhất, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Tuy nhiên, Incoterms 2020 ra đời sẽ không có nghĩa rằng Incoterms 2010 và các phiên bản trước đó bị thay thế. Vì vậy, khi tham gia thương mại quốc tế doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn bộ quy tắc Incoterms với những điều kiện phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Phân luồng hải quan bật mí những điều tất cả bạn cần biết
Tất tần tật thông tin về điều kiện FCA mà bạn nhất định phải biết

Incoterms là gì?
Các thuật ngữ phổ biến trong Incoterms 2020
Dưới đây là một số thuật ngữ Incoterms 2020 phổ biến mà bạn cần biết:
1. EXW (Ex Works): Có nghĩa là giao hàng tại xưởng. Người mua sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro từ xưởng hoặc cơ sở của người bán đến đích cuối cùng. Còn người bán chỉ có nhiệm vụ đảm bảo rằng bên mua nhận được hàng. Điều kiện này sẽ phù hợp với những người mua có năng lực logistics mạnh.
2. FOB (Free On Board): Tức là giao hàng trên tàu, người bán chịu trách nhiệm hoàn toàn giao hàng lên tàu tại cảng quy định. Mọi rủi ro về hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã trên tàu. Thường áp dụng cho hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.
3. CIF (Cost, Insurance, and Freight) chính là tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Người bán chịu chi phí và bảo hiểm đến cảng nhập khẩu nhưng rủi ro chuyển cho người mua khi hàng lên tàu.
4. DAP (Delivered At Place) được hiểu là giao hàng tại điểm đến – Người bán chịu trách nhiệm giao hàng đến địa điểm người mua chỉ định, chưa bao gồm thuế nhập khẩu. Trong khi đó, người mua chịu trách nhiệm về thủ tục nhập khẩu, thuế quan và dỡ hàng.
5. DDP (Delivered Duty Paid): Giao hàng đã nộp thuế. Cụ thể, người bán sẽ hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về chi phí, thuế và rủi ro đến nơi nhận hàng cuối cùng. Điều kiện này người bán sẽ gần như chịu toàn bộ trách nhiệm, nên sẽ có nhiều rủi ro nếu không am hiểu về nước nhập khẩu.
6. CIP (Carriage & Insurance Paid to) đó là cước phí và bảo hiểm trả tới điểm đến. Bên bán sẽ có nghĩa vụ mua bảo hiểm mức chi trả tối thiểu và chi trả phí vận chuyển hàng hóa đến điểm đến. Trường hợp bên mua muốn có bảo hiểm toàn diện hơn, họ có thể tự sắp xếp mua bảo hiểm.
7. DPU (Delivered at Place Unloaded) là giao hàng tại nơi dỡ hàng. Điều kiện này thay thế cho điều kiện DAT (trong Incoterms 2010). DPU quy định người bán có trách nhiệm giao hàng đến nơi và dỡ hàng xuống.
8. FCA (Free Carrier) được hiểu là giao cho người vận tải. Bên bán sẽ giao hàng cho đơn vị vận chuyển của bên mua tại một địa điểm đã thống nhất từ trước. Bên cạnh đó bên bán cũng cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa. Còn bên mua sẽ chịu các chi phí vận chuyển và thủ tục nhập khẩu. Điều kiện này linh hoạt và phổ biến trong vận chuyển bằng container.
9. CPT (Carriage Paid To) là cước trả tới điểm đến. Bên bán sẽ có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa thanh toán chi phí giao hàng.
10. CFR (Cost and Freight) là tiền hàng cộng cước. Cụ thể bên bán có trách nhiệm trả cước phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, còn bên mua chịu rủi ro khi hàng được giao lên tàu.
11. FAS (Free Alongside Ship) tức là gia dọc mạn tàu. Điều kiện này quy định người bán sẽ giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt tại dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng. Người mua sẽ bắt đầu chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa khi hàng được chuyển giao tới dọc mạn tàu.
Mục đích của Incoterms
Incoterms có 3 mục đích quan trọng sau đây:
Tạo ra sự thống nhất trong việc chịu trách nhiệm về chi phí và trách nhiệm giữa các bên. Tránh việc không công bằng trong xuất nhập khẩu.
Rõ ràng trong trách nhiệm vận chuyển, bảo hiểm và rủi ro, giúp tránh hiểu lầm không đáng có.
Nhờ sự minh bạch trong các điều khoản, giao dịch trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Incoterms có bắt buộc không?
Incoterms không bắt buộc nhưng là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng thương mại. Các bên tham gia giao dịch có quyền tự thỏa thuận và áp dụng các điều khoản này nếu phù hợp.
Giá trị pháp lý của Incoterms
Incoterms không phải là một văn bản pháp luật hay hiệp định quốc tế, nhưng có giá trị pháp lý nếu được các bên đồng thuận ghi rõ trong hợp đồng thương mại. Khi đó, nó trở thành căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Vì vậy nếu các bên đã áp dụng điều khoản của incoterms thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ bị coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà các bên đã thỏa thuận.
Những đặc điểm lưu ý của Incoterms
Bạn cần lưu ý một số điểm về Inconterms sau đây để tránh gây nhầm lẫn về Inconterms:
Không thay thế luật quốc gia: Incoterms chỉ hỗ trợ, không thay thế các quy định pháp lý tại mỗi quốc gia.
Chỉ áp dụng cho hàng hóa hữu hình: Không áp dụng cho dịch vụ hay quyền sở hữu trí tuệ.
Cần lựa chọn điều khoản phù hợp: Tùy thuộc vào loại hàng hóa, phương thức vận chuyển và mục tiêu giao dịch để chọn điều khoản phù hợp nhất.
Luôn kiểm tra phiên bản mới nhất: Incoterms được cập nhật định kỳ, như phiên bản 2020 hiện tại, để phù hợp với xu hướng thương mại toàn cầu.

Incoterms đóng vai trò quan trọng trong giao dịch xuất nhập khẩu, giúp chuẩn hóa các điều kiện giao dịch và giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan. Việc nắm rõ Incoterms là gì?, giá trị pháp lý và cách áp dụng Incoterms sẽ giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn trên thị trường quốc tế. Lê Phương Logistics luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi khâu vận chuyển Trung Việt. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết!