Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Lợi ích hấp dẫn cho doanh nghiệp
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một thuật ngữ logistics khá lạ với những bạn mới tham gia vào quá trình vận chuyển. Bạn chắc hẳn đang tò mò xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Lợi ích từ xuất nhập khẩu tại chỗ hay quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các bước nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên, 4 bên là gì tại đây nhé.
1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ (tiếng anh là on-spot export and import) được hiểu là phương thức xuất nhập khẩu mà hàng hóa được giao dịch giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài, trong đó hàng hóa được vận chuyển trong lãnh thổ quốc gia đó mà không cần vận chuyển qua biên giới. Xét về bản chất, hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động mua bán trong nội địa một quốc gia.
Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ thường được áp dụng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khi kinh doanh thực hiện gia công cho đối tác nước ngoài. Hàng hóa vẫn được coi là xuất nhập khẩu về mặt thủ tục hải quan, nhưng không cần vận chuyển qua biên giới các nước giúp tiết kiệm chi phí logistics.
Có thể bạn quan tâm:
ETA là gì? ETA là gì trong xuất nhập khẩu?
Hàng xuất dư là gì? Lợi ích của việc mua hàng xuất dư

2. Lợi ích của xuất nhập khẩu tại chỗ
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chọn xuất nhập khẩu tại chỗ bởi vì khi xuất nhập khẩu tại chỗ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
Tối ưu chi phí vận chuyển: Do hàng hóa không cần phải vận chuyển qua biên giới nên chi phí logistics và phí vận chuyển quốc tế sẽ được giảm đáng kể.
Tối ưu thời gian vận chuyển: Vận chuyển hàng hóa giúp giúp thời gian vận chuyển ngắn hơn đảm bảo thời gian vận chuyển cho khách hàng nhanh chóng.
Tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế quốc tế: Cho phép doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế một cách dễ dàng, mà không cần lo lắng về các rào cản về xuất nhập khẩu truyền thống.
Tối ưu hóa quy trình hải quan: Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian trong việc làm thủ tục hải quan, nhờ vào các chính sách ưu tiên cho loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ.
3. Các mặt hàng xuất nhập khẩu tại chỗ
Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ gồm 03 nhóm sau đây:
Nhóm 1: Đây là nhóm bao gồm các sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
Nhóm 2: Hàng hóa trong nhóm này sẽ được mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
Nhóm 3: Hàng hóa sẽ được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài mà được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

4. Các hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
4.1. Xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ 3 bên là có sự tham gia của 3 đối tượng đó là:
Bên cung cấp hàng hóa: Doanh nghiệp trong nước cung cấp sản phẩm hoặc nguyên liệu.
Bên mua nước ngoài: Khách hàng ở nước ngoài thực hiện giao dịch mua sản phẩm.
Bên nhận hàng trong nước: Đối tác trong nước nhận hàng từ bên mua nước ngoài.
Đối với xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ 3 bên sẽ không cần phải ra khỏi biên giới mà sẽ được chuyển giao giữa các bên trong nước. Đây là phương thức hiệu quả cho các công ty nước ngoài muốn nhập hàng trực tiếp tại doanh nghiệp nội địa mà không phải chịu thêm chi phí vận chuyển quốc tế nào.
4.2. Xuất nhập khẩu tại chỗ 4 bên là gì?
Xuất nhập khẩu tại chỗ 4 bên là hình thức giao dịch có sự tham gia của bốn đối tượng đó là:
Bên bán hàng nội địa: Cung cấp hàng hóa hoặc nguyên liệu cho giao dịch.
Bên mua hàng nước ngoài: Thực hiện thanh toán và nhận hàng về danh nghĩa.
Đơn vị trung gian xuất khẩu: Làm nhiệm vụ xuất khẩu hàng hóa trên giấy tờ.
Bên nhận hàng cuối cùng tại Việt Nam: Đơn vị nội địa nhận hàng hóa cuối cùng.
Hình thức này mở rộng khả năng giao dịch quốc tế mà không yêu cầu phải xuất hàng ra khỏi lãnh thổ, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định về hải quan.
5. Hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ
Để chuẩn bị thủ tục xuất khẩu tại chỗ, các doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ những giấy tờ sau b:
6. Quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ
Để hàng về nhanh chóng và an toàn bạn cần đảm bảo đúng quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Ký kết hợp đồng: Các bên sẽ ký hợp đồng, đã xác định rõ các điều khoản và trách nhiệm của từng bên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hải quan: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan đã đề cập ở trên.
Bước 3: Khai báo tờ khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu tại chỗ với các thông tin chính xác.
Bước 4: Nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đầy đủ đến cơ quan hải quan và chờ kiểm tra, xác nhận.
Bước 5: Kiểm tra hàng hóa và xác nhận: Cơ quan hải quan kiểm tra lô hàng và xác nhận thông tin, sau đó cho phép giao hàng.
Bước 6: Giao hàng cho bên nhận cuối cùng: Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, bên nhận cuối cùng tại Việt Nam sẽ nhận hàng và hoàn tất thanh toán.

7. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
7.1. Thời hạn làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
Khoản 4 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định thời hạn làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
7.2. Trách nhiệm của các bên trong thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
Tại khoản 5 điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định cụ thể trách nhiệm của các bên trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như sau:
7.2.1. Trách nhiệm của người xuất khẩu
Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” phải kê khai như sau: #&XKTC hoặc có thể ghi tại ô ''Ghi chép khác'' trên tờ khai hải quan giấy;
Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
7.2.2. Trách nhiệm của người nhập khẩu
Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu như sau: #&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc ghi tại ô ''Ghi chép khác'' đối với tờ khai hải quan giấy;
Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
7.2.3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu
Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC;
7.2.4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu
Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
Mong rằng bài viết trên đây mà Lê Phương Logistics cung cấp cho bạn đã giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng về xuất nhập khẩu tại chỗ. Hy vọng với những nội dung này có thể giúp hành trình vận chuyển Trung Việt của bạn được diễn ra thuận lợi nhanh chóng dễ dàng.