Tariff là gì? Phân loại và vai trò của tariff trong xuất nhập khẩu

Khi bạn làm trong lĩnh vực vận chuyển xuất nhập khẩu thường có rất nhiều thuật ngữ mà bạn cần nắm được. Hôm nay Lê Phương Logistics sẽ bật mí cho bạn về tariff. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được tariff là gì? Phân loại tariff và vai trò của nó trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Tariff là gì?

Tariff là một khoản phí hoặc thuế do nhà nước áp đặt lên các sản phẩm nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Khi phương Mục tiêu chính của tariff là tăng doanh thu quốc gia và bảo vệ nền sản xuất nội địa khỏi cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu. Khi một quốc gia áp dụng tariff, sản phẩm nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, từ đó khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa sản xuất trong nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp nội địa có cơ hội phát triển và nâng cao sức cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm:

PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Vai trò của PCS trong xuất nhập khẩu

Phí CIC là gì? và Phí CIC bên nào chịu?

Tariff là gì?

Phân loại Tariff trong Logistics

Tariff có thể được phân loại dựa trên nhiều cách khác nhau sau đây là các cách phân loại chính:

Theo phương thức tính toán

Theo phương thức tính toán tariff có hai loại chính đó là ad valorem tariff và specific tariff:

Ad valorem tariff là gì?

Ad valorem tariff là thuế quan được áp dụng tỷ lệ phần trăm trên giá trị của hàng hóa. Bạn có thể hiểu nếu một quốc gia áp dụng ad valorem tariff 10% lên sản phẩm, và sản phẩm đó có giá trị 1,000 USD, thì thuế phải nộp là 100 USD.

Bởi vì cách tính thuế này tính theo tỷ lệ phần trăm của hàng hóa nên cách tính thuế này linh hoạt và tạo sự công bằng với các sản phẩm có giá trị khác nhau.

Specific tariff là gì?

Specific tariff là loại thuế áp dụng theo số tiền cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm, dù giá trị của sản phẩm là bao nhiêu. Chẳng hạn nếu specific tariff áp dụng là 5 USD cho mỗi kg hàng hóa, thì thuế được tính dựa trên tổng trọng lượng của hàng hóa nhập khẩu.

Specific tariff thường phức tạp hơn do doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên với sự biến động trên thị trường và tác động của lạm phát.

Theo mục đích đánh thuế

Tariff còn được phân loại dựa trên mục đích đánh thuế, cụ thể gồm:

  • Tariff bảo hộ (Protective Tariff): Đây là loại thuế nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ thu hút khách hàng mua các sản phẩm trong nước nhiều hơn nhằm bảo vệ việc sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

  • Tariff doanh thu (Revenue Tariff): Loại tariff này nhằm mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế suất của revenue tariff thường thấp và ít có tính chất bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

  • Tariff cấm đoán là loại thuế quan có mức độ cao vì thế gần như không còn nhà nhập khẩu nào nhập khẩu sản phẩm đó nữa

Theo mức thuế suất

Tariff cũng có thể được phân loại theo mức thuế suất như sau:

  • Tariff cố định: Mức thuế suất không thay đổi theo thời gian hay điều kiện kinh tế.

  • Tariff ưu đãi: sẽ được quy định trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành bởi cơ quan chức năng của quốc gia đó.

  • Tariff ưu đãi đặc biệt: Đây sẽ chỉ dành cho hàng hóa nhập khẩu từ nước thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo các thể chế khu vực thương mại tự do.

Tariff là gì? và phân loại Tariff trong Logistics

Vai trò của tariff trong xuất khẩu hàng hóa

Tariff đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như sự phát triển kinh tế trong nước. Cụ thể tariff có vai trò:

  • Bảo vệ ngành sản xuất nội địa: Tariff giúp giảm sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ, khuyến khích sản xuất nội địa và duy trì việc làm cho người lao động trong nước.

  • Tăng nguồn thu ngân sách: Tariff là một nguồn thu ổn định cho ngân sách quốc gia, giúp nhà nước có thêm tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, y tế và hạ tầng.

  • Điều chỉnh thương mại quốc tế: Chính phủ có thể sử dụng tariff để điều chỉnh lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước, hạn chế hàng hóa gây tác động xấu đến kinh tế hoặc sức khỏe cộng đồng.

  • Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khi bảo vệ được các ngành công nghiệp trọng điểm, tariff góp phần vào việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các ngành trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi: Trong biểu cước phí Tariff ghi rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong quá trình vận chuyển hàng hóa, từ đó sẽ giúp tạo tính minh bạch và đảm bảo các bên tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tariff là gì? và vai trò của Tariff

Mong rằng bài viết trên đây, Lê Phương Logistics đã giúp bạn nắm được những thông tin chi tiết về Tariff là gì? Hiểu rõ về tariff sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà còn giúp quốc gia duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra bạn đang muốn nhập hàng hoặc order Taobao thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và giải pháp vận chuyện tốt nhất nhé.

Bài viết liên quan

LP49