Kiểm tra sau thông quan là gì? Quy trình và các lưu ý quan trọng

Trong quá trình xuất nhập khẩu, để đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan không chỉ dừng lại ở bước thông quan mà còn tiếp tục đến bước kiểm tra sau thông quan. Vậy kiểm tra sau thông quan là gì? Mục đích và quy trình của kiểm tra sau thông quan như thế nào thì hãy cùng Lê Phương Logistics tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan là quá trình kiểm tra, đánh giá của cơ quan hải quan đối với hồ sơ, chứng từ, và các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi đã được thông quan.

Quá trình này kiểm tra độ tin cậy của doanh nghiệp đã thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, từ khai báo hải quan, nộp thuế, đến các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ hoặc kiểm tra chất lượng.

Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục hải quan nhập khẩu là gì? Cách làm thủ tục mới nhất

Thủ tục hải quan là gì? và những lưu ý quan trọng bạn cần biết

kiem-tra-sau-thong-quan

Kiểm tra sau thông quan là gì?

Mục đích của kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan cũng là một trong những bước quan trọng giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật, cụ thể bao gồm các mục đích sau

  • Nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan: Giúp xác minh doanh nghiệp bạn có thực hiện đúng đầy đủ các quy định pháp luật về hải quan, thuế và thương mại quốc tế hay không.

  • Chống gian lận thương mại: Nhằm phát hiện các hành vi khai báo sai, trốn thuế hoặc các hình thức gian lận khác. Hiện nay có rất nhiều hành vi gian lận vì thế việc kiểm tra sau thông quan là một điều vô cùng cần thiết.

  • Có những kế hoạch phù hợp: Dựa trên kết quả kiểm tra, cơ quan hải quan có thể phân loại mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.

  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước: Giúp cải thiện chính sách hải quan, tăng tính minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Các trường hợp kiểm tra sau thông quan

Căn cứ theo Điều 78 Luật hải quan năm 2014, Cơ quan hải quan thường thực hiện kiểm tra sau thông quan trong các trường hợp sau:

  • Kiểm tra khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản trên thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

  • Kiểm tra việc đảm bảo tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

kiem-tra-sau-thong-quan1

Quy trình kiểm tra sau thông quan

Quy trình kiểm tra sau thông quan được diễn ra thông qua các bước sau:

Bước 1: Cơ quan Hải quan sẽ thu thập, phân tích, nhận định thông tin. Những thông tin này thường được thu nhập thông tin bằng cơ sở dữ liệu hải quan hoặc thu nhập thông tin bằng văn bản từ người khai hải quan

Bước 2: Cơ quan Hải quan sẽ đề xuất kiểm tra theo những dấu hiệu hoặc có thể xảy ra rủi ro ví dụ như hàng hóa được phân vào luồng xanh nhưng chưa được kiểm tra thwucj tế trước đó, hoặc các trường hợp có dấu hiệu vi phạm về thuế.

Bước 3: Người có thẩm quyền sẽ ra quyết định kiểm tra và có kế hoạch kiểm tra cụ thể.

Bước 4: Thực hiện tiến hành kiểm tra, rà soát chứng từ có liên quan và kiểm tra hàng hóa trực tiếp tại doanh nghiệp.

Bước 5: Sau khi kết thúc thời gian kiểm tra tại cơ quan Hải quan sẽ đưa ra Dự thảo Kết quả kiểm tra.

Bước 6: Doanh nghiệp cần giải trình, phản hồi nếu không đồng ý với Kết quả kiểm tra.

Bước 7: Cơ quan Hải quan đưa ra Kết luận kiểm tra sau khi kết thúc việc kiểm tra.

Bước 8: Sau khi có kết quả kiểm tra sẽ đưa ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật ví dụ như xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có vi phạm.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan

Theo quy định, thời hạn kiểm tra sau thông quan thường kéo dài tối đa 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.Tuy nhiên, với các trường hợp đặc biệt liên quan đến gian lận thương mại hoặc vi phạm nghiêm trọng, thời hạn này có thể được gia hạn hoặc điều chỉnh theo pháp luật hiện hành.

Một số điều bạn cần lưu ý khi kiểm tra sau thông quan

Khi kiểm tra sau thông quan cần chú ý kiểm tra sau thông quan.

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Đảm bảo mọi chứng từ liên quan đến lô hàng được lưu trữ cẩn thận và sẵn sàng cung cấp khi cần thiết.

  • Khai báo trung thực: Luôn khai báo chính xác, đúng quy định để tránh các hình thức xử phạt hành chính hoặc truy thu thuế.

  • Cập nhật quy định pháp luật: Theo dõi các thay đổi trong chính sách hải quan để chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.

  • Hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan: Giữ thái độ hợp tác, cung cấp thông tin kịp thời để quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

kiem-tra-sau-thong-quan2

Để có những chuyến hàng vận chuyển nhanh chóng và an toàn, tránh rủi ro thì việc đảm bảo kiểm tra sau thông quan thuận lợi là một điều cần thiết. Để kiểm tra sau thông quan thuận lợi thì bạn cần nắm được những thông tin mà Lê Phương Logistics đề cập ở trên. Nếu bạn đang muốn một dịch vụ vận chuyển Trung - Việt uy tín hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết liên quan

LP49